Quản trị kinh doanh là gì? Những điều bạn cần biết về quản trị kinh doanh
16/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Quản trị kinh doanh đang ngày càng khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay.
Đây là một lĩnh vực đòi hỏi nguồn kiến thức và kỹ năng dồi dào. Để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về ngành nghề này, mời quý độc giả hãy tham khảo những nội dung dưới đây!
Định nghĩa quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện những hành vi quản trị nhằm đạt được nhiều mục tiêu nhất có thể trong kinh doanh.
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện những hành vi quản trị nhằm đạt được nhiều mục tiêu nhất có thể trong kinh doanh
Để làm được điều này phải thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng căn cứ trên nền tảng nguồn lực hữu hạn như: tài chính, nhân lực, tài sản vô hình,...
Quản trị kinh doanh có chuyên ngành nào?
Những chuyên ngành có trong quản trị kinh doanh bao gồm:
- Quản trị kinh doanh: Tổng hợp, quốc tế.
- Quản trị: Khởi nghiệp, doanh nghiệp, Logistics.
- Chuyên ngành ngoại thương.
- Quản trị vận hành & chuỗi cung ứng.
Như vậy, có thể thấy đây là một lĩnh vực rộng lớn có nhiều ngành chuyên sâu. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập mạnh mẽ trong những năm gần đây, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành này sẽ không ngừng tăng lên.
Vì vậy, những ai theo học lĩnh vực này không chỉ có đa dạng sự lựa chọn ngành nghề, cơ hội thăng tiến cũng rất cao trong cả môi trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, đối với các học viên có tinh thần khởi nghiệp cao, đây chính là con đường dẫn bạn đến thành công.
Khi theo học quản trị kinh doanh sẽ gặp phải khó khăn và thuận lợi gì?
Khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực này là áp lực từ hoạt động kinh doanh với nhiều đối thủ cạnh tranh khác và có nguy cơ rủi ro cao. Vì thế, nó đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn sáng suốt, bình tĩnh, cứng rắn và hết sức khôn khéo.
Khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực này là áp lực từ hoạt động kinh doanh với nhiều đối thủ cạnh tranh khác và có nguy cơ rủi ro cao
Tuy nhiên, khi vượt qua những khó khăn trên, doanh nghiệp của bạn sẽ vận hành hiệu quả hơn, tiến triển tốt mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn và công ty.
Bên cạnh đó, các vị trí cao hơn trong tổ chức cũng sẽ thuộc về bạn. Đặc biệt, trong nền kinh tế mở ngày nay, nhu cầu thế giới đang tăng, thị trường cũng ngày càng mở rộng, khoa học công nghệ phát triển giúp thúc đẩy sản xuất, mang lại cho bạn cơ hội phát triển bền vững trong lĩnh vực này.
Nghề nghiệp của cử nhân sau khi học xong quản trị kinh doanh
Đa số mọi người thường nghĩ học xong quản trị kinh doanh sẽ làm lãnh đạo. Tuy nhiên, nó có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giám đốc điều hành, Giám đốc sản xuất, Giám đốc nhân sự, Giám đốc kinh doanh,....
Quản trị kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Mức lương của nhà quản trị kinh doanh còn phụ thuộc vào năng lực của chính họ. Vì vậy, sẽ rất khó để có thể đưa ra một con số chính xác.
Mức lương của nhà quản trị kinh doanh còn phụ thuộc vào năng lực của chính họ
Tuy nhiên, đây là một ngành nghề có mức lương cao, thậm chí nếu là chủ doanh nghiệp, lương của bạn sẽ rất “khủng”. Những con số này phản ánh giá trị của bạn, càng nỗ lực, cố gắng, giá trị đó sẽ càng lớn.
Vì năng lực không có giới hạn, theo đó mức lương của bạn cũng sẽ không có giới hạn khi làm trong lĩnh vực này.
Nhà quản trị kinh doanh có vai trò gì?
Những nhà quản trị kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty, cụ thể:
- Thiết lập, thực hiện các chính sách, mục tiêu, thủ tục của đơn vị hoặc công ty.
- Lên chiến lược công ty, nguồn lực hữu hạn có sẵn.
- Giám sát, chỉ đạo các hoạt động tài chính, ngân sách của doanh nghiệp.
- Quản lý tốt các hoạt động chung về sản xuất, cung ứng dịch vụ.
- Thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu suất làm việc.
- Phối hợp với các đơn vị để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty.
- Đàm phán, phê bình hợp đồng, các dự thảo.
- Điều hành nhân sự, nhân viên của mình.
- Phân tích, đo lường hiệu quả của việc kinh doanh, dựng lên chiến lược thực thi.
Tố chất cần có ở nhà quản trị kinh doanh
Nếu thực sự đam mê với kinh doanh và có khát khao khởi nghiệp, bạn hãy trau dồi cho bản thân những tố chất của: Lãnh đạo gây ảnh hưởng, lãnh đạo chuyên môn, lãnh đạo pháp lý, lãnh đạo quyền cá nhân. Bên cạnh đó, bạn phải kết hợp song song với các yếu tố sau:
Nếu thực sự đam mê với kinh doanh và có khát khao khởi nghiệp, bạn hãy trau dồi cho bản thân những tố chất của lãnh đạo
- Sự hiểu biết, niềm say mê, tinh thần học hỏi.
- Tư duy nhạy bén, có óc sáng tạo và tầm nhìn xa.
- Giao tiếp tốt, có khả năng tạo động lực cho mọi người.
- Chịu được áp lực, tin tưởng vào bản thân, luôn tự tin trước mọi tình huống và có ý chí tiến thủ.
- Sở hữu kỹ năng làm việc nhóm, đàm phán, thuyết phục và quản trị rủi ro.
Theo Lethamduong.edu.vn
4.9/5 (89 votes)