Mô hình STP trong doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng mô hình STP hiệu quả
18/07/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Mô hình STP hiệu quả giúp đơn vị thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các bước xây dựng gồm xác định thị trường mục tiêu, phân khúc Segmentation, định vị thương hiệu,…
Đây là một công cụ marketing đem lại chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp. Chiến lược này hỗ trợ tăng doanh số bán hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Dưới đây hệ thống cung cấp những thông tin về cách xây dựng mô hình STP hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
Mô hình STP trong doanh nghiệp là gì?
Mô hình STP là một chiến lược marketing hiệu quả được áp dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất. STP là viết tắt của:
Mô hình STP hiệu quả đem lại kết quả kinh doanh tốt và tăng doanh số bán hàng
- Phân khúc thị trường(Segmentation): Đơn vị sẽ chia thành các nhóm nhỏ hơn, dựa trên các tiêu chí như nhân khẩu học, tâm lý, hành vi, địa lý,... Mỗi loại nhóm sẽ có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu(Targeting): Sau bước đầu tiên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc vài phân khúc phù hợp nhất. Họ dựa vào năng lực và mục tiêu của mình để tập trung nguồn lực khai thác.
- Định vị sản phẩm(Positioning): Công ty sẽ xác định vị trí của sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng hướng đến. Và so sánh với đối thủ cạnh tranh với mình. Việc này giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh riêng biệt và thu hút người dùng tiềm năng.
Do đó, doanh nghiệp nên áp dụng mô hình này để tăng hiệu quả marketing. Đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng và phát triển khả năng cạnh tranh.
5 bước thiết lập nên mô hình STP hiệu quả
Hiện nay, rất nhiều công ty chú trọng phát triển chiến lược này. Để xây dựng mô hình STP hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:
Công ty Unilever phân khúc thị trường theo nhân khẩu học và tâm lý
- Xác định thị trường mục tiêu: Xác định rõ ràng sản phẩm, dịch vụ của bạn dành cho ai. Phân tích để xác định các nhóm khách hàng có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm.
- Phân khúc Segmentation: Chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn với những đặc điểm chung về nhu cầu, hành vi, sở thích,... Tiêu chí phổ biến như tâm lý(lối sống, nhân cách, giá trị,...). Và nhân khẩu học(cụ thể như giới tính, tuổi tác,...), hành vi,…
- Lựa chọn thị trường mục tiêu: Đánh giá các nhóm đã phân chia để lựa chọn nhóm khách hàng tiềm năng nhất. Căn cứ vào các yếu tố như khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh,…
- Định vị thương hiệu: Gây ấn tượng độc đáo vào tâm trí khách hàng. Tạo dựng hình ảnh và thông điệp phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Phát triển chiến lược marketing: Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể để tiếp cận thị trường mục tiêu hiệu quả. Sử dụng các kênh phù hợp với đặc điểm của thị trường mục tiêu và sản phẩm, dịch vụ.
Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình STP cần được thực hiện một cách linh hoạt. Và phải phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp và thị trường. Công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, khách hàng để điều chỉnh cho thích hợp.
Một số doanh nghiệp xây dựng mô hình STP thành công
Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty lớn xây dựng STP marketing thành công. Từ đó, đem lại hiệu quả kinh doanh rất tốt. Cụ thể như:
Doanh nghiệp cần áp dụng mô hình STP một cách linh hoạt và phù hợp với đặc điểm công ty
- Công ty Unilever: Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học(tã trẻ em, sữa tắm cho nam giới,...). Và tâm lý(dầu gội dành cho tóc hư tổn, kem dưỡng da chống lão hóa,...).
- Coca-Cola: Lựa chọn đối tượng mục tiêu là giới trẻ năng động, yêu thích sự mới mẻ. Phân chia theo địa lý(khí hậu, văn hóa) và hành vi(mức độ sử dụng sản phẩm). Ví dụ, Coca-Cola phù hợp với mọi người, Sprite phù hợp với người trẻ tuổi, Fanta phù hợp với trẻ em.
- Apple: Định vị sản phẩm là thương hiệu cao cấp, sang trọng, tiên phong trong công nghệ. Họ thường xuyên đổi mới các dòng sản phẩm lên tầng cao mới.
Mô hình STP là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Và tiếp cận người dùng mục tiêu một cách chính xác, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Kết luận
Tóm lại, để tạo STP marketing hiệu quả, đơn vị cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Đồng thời vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp công ty của mình. Các bước xây dựng gồm xác định thị trường mục tiêu, phân khúc, lựa chọn thương trường mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển chiến lược marketing.
Hy vọng bài viết của hệ thống cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách xây dựng mô hình STP hiệu quả đem đến chìa khóa thành công.
Theo Advertisingvietnam.com
4.9/5 (16 votes)