Trong thế giới đầy biến động để đứng vững, bạn hãy trở thành một lãnh đạo tỉnh thức
23/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Muốn đứng vững trong thế giới đầy biến động như hiện nay, bạn hãy trở thành một người “lãnh đạo tỉnh thức”. Để hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như lợi ích nó mang lại là gì, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây bạn nhé!
Lãnh đạo tỉnh thức nghĩa là gì?
Lãnh đạo tỉnh thức(Mindful Leaders) có nghĩa là những lãnh đạo thực hành chánh niệm, phát triển khả năng tự nhận thức cao về bản thân, tự làm chủ suy nghĩ, biết kiểm soát cảm xúc, kết nối và dẫn dắt nhân viên bằng lòng trắc ẩn và sự đồng cảm.
Các công ty hàng đầu thế giới như Google, Intel, P&G, Yahoo,... trong một thập niên trở lại đây đã và đang hướng tới phát triển kỹ năng này cho nhân viên.
Bạn hãy trở thành một lãnh đạo tỉnh thức nếu muốn đứng vững trong thế giới đầy biến động
Cả hiệu suất công việc và trí tuệ cảm xúc của lãnh đạo đều có thể cải thiện bằng thực hành chánh niệm, thiền định. Cụ thể, có 64% người làm việc tập trung và hiệu quả hơn, 67% người cảm thấy bản thân vững vàng, bình tĩnh hơn trong những tình huống stress.
Thực hành tỉnh thức là sự chú tâm và hiện diện hoàn toàn tròng trong khoảnh khắc hiện tại, trong mỗi lời nói, suy nghĩ và hành động của mình.
Người thực hiện khả năng này sẽ ít suy nghĩ hơn nhưng chất lượng hơn, có thể tập trung cao độ hơn, biết quan sát, nhìn nhận vấn đề từ nhiều mặt khác nhau, biết chế ngự cảm xúc, tạo động lực, kết nối và thấu hiểu người khác.
Vì sao cần phải lãnh đạo tỉnh thức?
Trong quá trình khai vấn các quản lý, lãnh đạo, rất nhiều người phải chịu áp lực từ nhiều phía, bị cuốn vào công việc, những cuộc họp, dự án triền miên, liên tiếp,...để đáp ứng kỳ vọng của bản thân cũng như của cả người khác.
Trong thế giới đầy biến động, các nhà lãnh đạo hàng đầu phải mất nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về những điều quan trọng. Người lãnh đạo thành công bắt buộc phải đáp ứng được 4 yếu tố:
- Trong việc đưa ra các quyết định phải tập trung và sáng suốt.
- Trong việc quản trị sự thay đổi bên trong doanh nghiệp phải sáng tạo.
- Có lòng trắc ẩn đối với nhân viên, khách hàng của họ nhiều hơn.
- Có sự can đảm để đi theo cách riêng bản thân đã chọn.
Khi thực hành chánh niệm và thiền định, bạn có thể tăng cường được khả năng tập trung
Thực hành tỉnh thức có thể giúp các nhà lãnh đạo đạt được sự cân bằng, xây dựng sức mạnh vững chắc từ bên trong. Đồng thời phát triển trí tuệ cảm xúc để giúp họ hóa giải những áp lực một cách hiệu quả. Chánh niệm, thiền định là một kỹ năng mềm, bạn hoàn toàn học được nếu có phương pháp.
Những lợi ích từ thực hành chánh niệm và thiền định
2 lợi ích quan trọng nhất đã được khoa học chứng minh về thực hiện chánh niệm và thiền định thường xuyên là:
Giúp bạn tăng cường được khả năng tập trung
Một người trung bình sẽ có 47% thời gian để tâm trí lang thang, 70% tập trung vào cuộc họp. Trong khi đó, lãnh đạo luôn phải xử lý lượng công việc khổng lồ, có nhiều quyết định phải suy nghĩ thì nhu cầu về việc tập trung, quyết định chính xác là cực kỳ quan trọng.
Chánh niệm và thiền định có khả năng giúp lãnh đạo giải quyết vấn đề này. Thiền định là việc ý thức được tính chất toàn vẹn của từng giây, phút trong cuộc sống, tiếp xúc với khoảnh khắc hiện tại, những sự việc đang xảy ra xung quanh.
Khi thực hiện kỹ năng đó, bạn sẽ biết cách đơn giản hóa mọi việc bằng cách chú tâm vào từng việc bản thân đang làm, không lo lắng đến tương lai hay hối tiếc những việc đã qua trong quá khứ. Đồng thời, biết cách tập trung vào 1 việc trong khoảng thời gian nhất định, không bị các yếu tố khác làm xao nhãng.
Hơn nữa, khi thiền định thường xuyên, tâm trí bạn sẽ giữ được trạng thái tĩnh tại, có thể phân tích rõ ràng các luồng suy nghĩ. Từ đó, bạn có thể tăng cường khả năng phân tích từ nhiều phương diện khách quan, đưa ra nhiều quyết định sáng suốt hơn.
Thiền định tăng khả năng kiềm chế cũng như hóa giải những cảm xúc tiêu cực
Tăng khả năng kiềm chế cũng như hóa giải cảm xúc tiêu cực
Khi bị lấn át bởi những cảm xúc tiêu cực, người lãnh đạo đã mất quyền kiểm soát đối với lời nói, hành vi, thái độ của mình.
Bạn sẽ học cách nhìn sâu vào thế giới nội tâm của mình bằng việc thực hành thiền định. Từ đó, bạn sẽ dần đạt được sự tự thấu hiểu, nhận thức và tăng cường khả năng hóa giải các cảm xúc tiêu cực đó.
Có thể tự nhìn nhận rõ những cảm xúc đang diễn ra bên trong, quan sát từ khi xuất hiện, thay đổi và biến mất như thế nào. Như vậy, bạn có thể biết cách chế ngự cảm xúc tiêu cực, để bản thân quay trở lại trạng thái tích cực, bình tĩnh xử lý mọi việc.
Bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra năng lượng bằng việc kiểm soát chất lượng suy nghĩ, duy trì cảm xúc tích cực. Khi lo lắng, tức giận, căng thẳng, số lượng suy nghĩ sẽ lớn hơn rất nhiều.
Thiền định không phải trạng thái không có suy nghĩ, đó là suy nghĩ ít nhưng chất lượng, giúp khả năng kiểm soát tâm trí tốt hơn.
Hiểu một cách đơn giản, đây là trạng thái trải nghiệm những cảm xúc bình yên, hạnh phúc,... Vì vậy, thiền định chính là lý do vì sao suy nghĩ tích cực sẽ tăng khả năng kiềm chế, hóa giải cảm xúc tiêu cực.
Trên đây là những thông tin cho biết trong thế giới đầy biến động để đứng vững, bạn hãy trở thành một "lãnh đạo tỉnh thức", hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hấp dẫn khác bạn nhé!
Theo Doanhnhanonline.com.vn
4.9/5 (91 votes)