Rủi ro trong kinh doanh: 20+ loại thường gặp nhất hiện nay
05/03/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường, những điều không tốt lành. Chúng mang tính tích cực và tiêu cực. Trong kinh doanh, rủi ro thường xuất hiện ở các lĩnh vực như về cạnh tranh, kinh tế,…
Vậy những loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh là gì? Mời bạn cùng hệ thống đón đọc bài viết tham khảo dưới đây.
Rủi ro trong kinh doanh là gì?
Rủi ro trong kinh doanh là điều không tốt xảy ra nhưng buộc doanh nghiệp phải có phương án ứng phó để biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả xuống mức thấp nhất.
Rủi ro trong kinh doanh là điều không tốt xảy ra nhưng buộc doanh nghiệp phải có phương án ứng phó
Mặt khác, chúng rất đa dạng và thường xuyên tiến hóa theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh và chiến lược thông minh của chủ doanh nghiệp đã nhận diện ra 20 loại rủi ro thường thấy nhất trong doanh nghiệp.
20+ Loại rủi ro gặp trong kinh doanh
Dựa vào nguồn gốc, lĩnh vực, tính chất, đối tượng tác động,….có thể chia ra 20 loại rủi ro thường gặp nhất dưới đây, cụ thể như sau:
Rủi ro thương hiệu là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Loại rủi ro trong kinh doanh |
Chi tiết |
Cạnh tranh |
Nguy cơ cạnh tranh sẽ đạt lợi thế so với bạn và khiến bạn không đạt được mục tiêu. Ví dụ như các đối thủ cạnh tranh có sản phẩm tốt hơn hoặc cơ sở chi phí bán rẻ hơn. |
Kinh tế |
Những điều kiện trong nền kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng hoặc giảm doanh số bán hàng. Trong thời kỳ suy thoái, các mặt hàng sản phẩm sẽ bị thu hẹp thị trường và khó bán hàng hơn. |
Hoạt động |
Những hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mặc dù hoạt động đó được coi là thành công. Giống như việc dịch vụ chăm sóc gây ra sự bất mãn cho khách hàng và từ đó sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng trong doanh nghiệp. |
Pháp lý |
Pháp lý hay luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận pháp chế cập nhật chậm có thể sẽ đẩy doanh nghiệp vào con đường vi phạm hoặc mất sức cạnh tranh. |
Tuân thủ |
Rủi ro tuân thủ xuất pháp từ pháp lý, là khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý định tuân thủ luật pháp nhưng lại vi phạm các quy định. |
Chiến lược |
Là những rủi ro xuất phát từ hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan hay không tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp. Ví dụ như sự đào tẩu khỏi thị trường của món Huế vừa qua. |
Thương hiệu |
Thương hiệu là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thương hiệu bị ảnh hưởng do không trung thực hay thiếu tôn trọng sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng đến doanh thu. |
Chương trình |
Được coi là những rủi ro liên quan đến chương trình kinh doanh hay danh mục đầu án đầu tư của doanh nghiệp. |
Dự án |
Rủi ro dự án luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nhiều dấu hiệu của rủi ro như năng suất, chậm tiến độ , nhân sự rời đi,… |
Đổi mới |
Là sự cần thiết trong môi trường kinh doanh. Việc áp dụng các sáng tạo, kết quả nghiên cứu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. |
Quốc gia |
Thường xảy ra ở các tập đoàn quốc gia. Mỗi quốc gia lại có nền chính trị và kinh tế khác nhau, vì vậy không nghiên cứu kỹ sẽ thất bại. |
Chất lượng |
Khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ sẽ dẫn đến hậu quả trực tiếp. |
Tín dụng |
Là loại rủi ro mà những người nợ vốn của doanh nghiệp không có khả năng trả. Chủ yếu liên quan đến rủi ro tài khoản phải thu lại. |
Tỷ giá |
Ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch kinh doanh. Các doanh nghiệp quốc gia thường xuyên phải làm việc với những đồng tiền khác nhau và có tỷ lệ gặp rủi ro tỷ giá cao nhất. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận hoạt động. |
Lãi suất |
Làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nào đó. Lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn và làm ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh. |
Thuế |
Doanh nghiệp mua và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế sẽ gặp trường hợp rủi ro cao khi hạch toán. Ngoài ra, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một ngành trong doanh nghiệp. |
Vận hành |
Là những rủi ro về bộ máy quản lý và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lỏng lẻo là một trong số nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thất thoát tài sản…. Có nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng phần mềm quản trị bán hàng để nắm bắt mọi chỉ số về kinh doanh. |
Tài nguyên |
Rủi ro tài nguyên bao gồm cả vật chất và phi vật chất khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu kinh doanh. |
Bảo mật |
Những thông tin mật của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, danh sách khách hàng và bí mật công nghệ. Điều đó có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản! |
Theo mùa |
Khi phụ thuộc vào thời tiết quá nhiều cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu doanh nghiệp có doanh thu tập trung do dịch vụ trượt tuyết, vì thế việc không có mùa đông sẽ khiến doanh nghiệp phá sản. |
Bài viết trên đây đã làm sáng tỏ về vấn đề 20+ loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong kinh doanh.
Theo amis.misa.vn
4.9/5 (51 votes)