Business Model Canvas là gì? Tại sao nên dùng mô hình kinh doanh Canvas?
21/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Business Model Canvas là gì? Mô hình này có những thành phần nào? Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng mô hình kinh doanh Canvas? Để giải đáp được những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Business Model Canvas là gì?
Business Model Canvas (BMC) chính là cột công cụ được dùng để xây dựng mô hình kinh doanh tân tiến. BMC được thiết kế bởi Yves Pigneur và Alexander Osterwalder.
Business Model Canvas (BMC) chính là cột công cụ được dùng để xây dựng mô hình kinh doanh tân tiến
Trong cuốn sách Business Model Generation, Yves Pigneur và Alexander Osterwalder đã mô tả đây là mô hình kinh doanh gồm 9 thành tố tương ứng 9 trụ cột tạo nên một tổ chức của doanh nghiệp, công ty.
Mục đích chính của mô hình này là hỗ trợ doanh nghiệp, công ty hợp nhất với hoạt động kinh doanh bằng cách là minh họa những tiêu chí đánh đổi tiềm năng.
Các thành phần của Business Model Canvas
Như đã nói thì BMC có 9 thành phần tạo nên những tiêu chí chính của một bản kế hoạch kinh doanh gồm:
- Customer Segment (CS) - Phân khúc khách hàng: Xác định các tập hợp cá nhân/tổ chức khách hàng mà công ty tiếp cận và phục vụ.
- Value Propositions (VP) - Giải pháp giá trị: Mô tả gói dịch vụ/sản phẩm đem lại giá trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể.
- Channels (CH)- Các kênh kinh doanh: Đây chính là cầu nối giữa những giải pháp giá trị của doanh nghiệp với phân khúc khách hàng.
- Customer Relationships (CR) - Quan hệ khách hàng: Xây dựng một loại quan hệ đối với phân khúc khách hàng cụ thể để tạo sự thành công cũng như bền vững về tài chính.
- Revenue Streams (RS) - Dòng doanh thu: Phản ánh lượng tiền mặt mà một doanh nghiệp/công ty thu được từ các phân khúc khách hàng.
- Key Resources (KR) - Nguồn lực chủ chốt: Mô tả các tài sản quan trọng cần có để vận hành mô hình kinh doanh.
- Key Activities (KA) - Hoạt động trọng yếu: Nói lên những công việc quan trọng nhất mà một doanh nghiệp phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình.
- Key Partnerships (KP) - Những đối tác chính: Mô tả mạng lưới gồm nhà cung cấp, đối tác để giúp mô hình kinh doanh có thể vận hành.
- Cost Structure (C$) - Cơ cấu chi phí: Phản ánh mọi chi phí phát sinh để có thể vận hành mô hình kinh doanh.
Các thành phần của Business Model Canvas
Tại sao nên sử dụng mô hình kinh doanh Canvas?
Nên sử dụng mô hình kinh doanh Canvas trong công ty/doanh nghiệp bởi:
- Business Model Canvas đem tới cho công ty cái nhìn trực quan. Từ đó giúp cho bạn dễ dàng cân nhắc cũng như đưa ra quyết định đúng đắn. Nó đưa ra bản phân tích gọn gàng, chi tiết về các yếu tố chính ảnh hưởng tới công ty. Và qua mô hình, bạn có thể làm rõ được phương hướng của doanh nghiệp.
- Nếu bạn in mô hình Canvas ra tấm áp phích, các nhân viên có thể sử dụng giấy nhớ để dán lên đó từ khoá chính. Đồng thời theo dõi những tác động của chúng tới những mô hình kinh doanh của công ty trong tương lai.
Mô hình kinh doanh Canvas cho phép chúng ta linh hoạt điền và dễ dàng theo dõi nội dung các mục
- Mô hình kinh doanh Canvas còn cho phép bạn có thể hiểu được mối liên hệ giữa 9 trụ cột. Cùng với đó là những phương pháp hữu ích làm thay đổi được mối quan hệ giữa chúng giúp tăng hiệu suất của công việc. Với BMC, bạn có thể dễ dàng khám phá được những cơ hội hoặc các phương án cải tiến mới.
- Canvas là công cụ di động thuận tiện, nó cho phép bạn dễ dàng chia sẻ và truy cập. Bạn có thể vẽ lại mô hình Canvas hoàn chỉnh, hoặc là truyền tay nhau để ai cũng có thể nắm được những ý chính, và dễ dàng bổ sung thêm thông tin nếu như cần thiết.
Với những chia sẻ trên hẳn bạn đã nắm được mô hình kinh doanh Canvas. Nếu thấy hữu ích đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo bạn nhé!
Theo: resources.base.vn
4.9/5 (112 votes)