Gián điệp kinh tế và những độc chiêu đánh cắp bí mật doanh nghiệp?
29/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Trong chiều dài lịch sử phát triển, không ít doanh nghiệp từng bị đánh cắp công thức độc quyền và nhiều dữ liệu bí mật từ gián điệp kinh tế. Chẳng hạn như một xí nghiệp của Pháp đã để lọt công thức sáng chế khi một vị khách vô tình nhúng cà vạt của mình vào mẫu thử nghiệm.
Còn rất nhiều thông tin thú vị về vấn đề này được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Bạn còn đợi gì không thú vị ngay?
Gián điệp kinh tế “tinh vi” cỡ nào?
Sự cạnh tranh trên thị trường luôn khốc liệt. Vì thế, ngoài việc “đua với nhau” một cách công bằng, minh bạch thì các đối thủ còn dùng nhiều “chiêu độc” để chạy trước.
Trong số đó phải kể đến việc nhờ cậy các gián điệp kinh tế trà trộn và lấy đi công thức, bí mật của doanh nghiệp đối thủ. Những người này có thể cải trang thành các đối tác/khách hàng.
Gián điệp kinh tế khiến không ít doanh nghiệp chao đảo
Vào cuối những năm 1990, Nestle đã thuê văn phòng thám tử Beckett Brown tìm hiểu về tình hình tài chính của đối thủ. Một thám tử đã cải trang thành nhân viên dọn dẹp vệ sinh và tới làm ở đó.
Sau một thời gian ngắn sau đó, hãng này đã nắm trong tay đầy đủ danh sách cuộc gọi và sao kê ngân hàng, bảng lương, các điều chuyển nhân viên,…của đối thủ.
Vào năm 2001, Procter & Gamble đã bí mật cho người lục lọi các thùng rác của Unilever. Mục đích nhằm tìm hiểu về các chất liệu sản xuất dầu gội đầu. Sau đó, hãng này đã thu được 800 tài liệu quan trọng của đối thủ từ đây.
Nhân viên cũng có thể làm hiểm họa lớn của công ty
Không chỉ gián điệp kinh tế, rủi ro mất các tài liệu bí mật liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp còn có thể đến từ nhân viên. Hãng Wright Industries đã phải trả giá đắt khi một nhân viên có thù ghét với sếp của mình quyết định rao bán thiết kế dao cạo râu thế hệ mới của hãng này cho nhiều đối thủ của họ.
Vì thế, việc xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và có cách quản lý nhân sự thông minh,…cũng là vấn đề rất đáng để quan tâm nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình phát triển bền vững.
Avery Dennison từng bị nhân viên đánh cắp công nghệ và bán cho đối thủ
Ở một trường hợp khác, Boss đã bỏ ra đến 11.500 bảng Anh để mua chuộc nhân viên của đối thủ. Nhờ thế, hãng này đã lấy được các thông tin giá trị về động cơ siêu mạnh ở hệ thống máy sấy tóc, máy hút bụi của doanh nghiệp bạn.
Ngoài ra, câu chuyện về nhân viên Avery Dennison – đơn vị chuyên sản xuất keo dán và các loại giấy dính đã bán các công nghệ bí mật của công ty cho đối thủ. Người này nhận về 150.000USD sau thương vụ.
Nguy cơ tiềm ẩn ở văn phòng đăng ký nhãn hiệu
Văn phòng đăng ký nhãn hiệu cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ cho doanh nghiệp. Theo đó, nhiều gián điệp kinh tế có thể cài thiết bị nghe lén để thu thập các thông tin giá trị về bản quyền, sáng chế.
Những thông tin này rất có giá trị và nó thường sẽ được rao bán cho đối thủ của bạn với mức không hề nhỏ.
Đừng chủ quan trước những lời mời thầu hấp dẫn
Còn một cách khác thường được dùng khi muốn thăm dò năng lực của đối thủ chính là tung ra các lời mời thầu hấp dẫn.
Thông qua đây, phía đối tượng bị nhắm tới dễ dàng chia sẻ các thông tin chuyên sâu về sản phẩm/dịch vụ. Đây là cách mà hãng Shenzhen Zhong Zhen Tong(Trung Quốc) làm với ECA Group(Pháp) vào năm 2008.
Shenzhen Zhong Zhen Tong đã sản xuất robot y hệt ECA sau hai năm mua sản phẩm của đối thủ
Theo đó, phía Shenzhen Zhong Zhen Tong ngỏ ý muốn ký hợp đồng mua vài trăm rohot của ECA. Mỗi robot khoảng 20.000 Euro và hãng này có ý định mua thử một con về kiểm tra vận hành thử.
Yêu cầu kể trên dễ dàng được ECA chấp thuận với hi vọng có một hợp đồng khủng sắp được ký kết. Thế nhưng đã chẳng có món lợi nhuận khủng nào. Thay vào đó, 2 năm sau phía Shenzhen Zhong Zhen Tong tung ra sản phẩm của riêng mình với thiết kế giống tương tự như ECA.
“Thương trường là chiến trường” quả không sai chút nào! Vì thế, bạn nên cẩn trọng khi thực hiện, triển khai các kế hoạch cũng như với bất cứ kết nối nào. Nhờ thế, rủi ro đến với doanh nghiệp vì gián điệp kinh tế sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Theo Người Thành Công.
4.9/5 (108 votes)