BSC là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần sử dụng thẻ điểm cân bằng?
24/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
BSC là gì? BSC gồm những khía cạnh nào? Tại sao các doanh nghiệp, công ty lại cần sử dụng tới thẻ điểm cân bằng? Bạn cũng đang quan tâm tới những câu hỏi này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây bạn nhé!
BSC là gì?
BSC là viết tắt của Balanced Scorecard nghĩa là “Thẻ điểm cân bằng”. Bạn có thể hiểu thuật ngữ này là hệ thống quản lý chiến lược dựa trên kết quả đánh giá và đo lường. Nó được áp dụng cho tất cả mọi tổ chức.
Hay nói một cách khác, thẻ điểm cân bằng là một phương pháp chuyển đổi chiến lược và tầm nhìn thành chỉ tiêu đánh giá, mục tiêu và hoạt động cụ thể. BSC thường được dùng trong khi hoạch định chiến lược để bảo đảm những nỗ lực của doanh nghiệp được liên kết với chiến lược cũng như tầm nhìn tổng thể.
Tuy vậy, nhưng BSC có thật sự là công cụ thần kỳ và cần thiết sử dụng trong quản trị doanh nghiệp không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo nhé bạn.
BSC là viết tắt của Balanced Scorecard nghĩa là “Thẻ điểm cân bằng”
Tại sao các doanh nghiệp cần sử dụng Balanced Scorecard?
Balanced Scorecard được tạo ra để giúp cho những doanh nghiệp có thể đánh giá những hoạt động của họ. Ngoài ra BSC còn trình bày các quan điểm cân bằng có tính đến những quan điểm khác về thành công.
Thẻ tích điểm cân bằng đã giúp giải quyết những hạn chế của thước đo tài chính hiệu quả có tính ngắn hạn. Đồng thời nó cũng phản ánh kết quả quá khứ bằng cách bổ sung thước đo là động lực để phát triển công ty trong tương lai.
Tại sao các doanh nghiệp cần sử dụng Balanced Scorecard?
Mặt khác BSC còn đề xuất chúng ta cần phải xem xét tổ chức từ 4 khía cạnh và xây dựng hệ thống thu thập, đo lường các dữ liệu rồi phân tích chúng trong những mối quan hệ giữa các khía cạnh đó với nhau. Cụ thể: Tài chính, học hỏi phát triển, quy trình nội bộ và khách hàng.
Bốn khía cạnh trên đã tạo thành khuôn khổ cho BSC cân bằng sắp xếp dựa trên nguyên lý quan hệ nhân quả như:
- Kết quả tài chính bền vững, tốt dựa vào sự hài lòng của khách hàng.
- Sự hài lòng đó lại phụ thuộc khả năng tạo ra dịch vụ/ sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Điều này lại phụ thuộc chất lượng cũng như việc thực thi những quy trình nội bộ của công ty. Hiệu quả thực thi.
- Hiệu quả thực thi quy trình nội bộ lại phụ thuộc khả năng phát triển kỹ năng, kiến thức của nguồn nhân lực, năng lực thông tin và năng lực tổ chức.
Những hoạt động này được ghi chú trong những phần thích hợp với đối tượng, biện pháp và mục tiêu để thu phập, phân tích các dữ liệu. Như vậy các hoạt động sau đó mới có thể được đánh giá, tính toán đúng cách.
Những khía cạnh của BSC
Để phát triển được những mục tiêu, đo lường chỉ số KPI, đặt ra mục tiêu cùng với những sáng liên quan, BSC đã đề xuất đánh giá doanh nghiệp theo bốn khía cạnh sau:
Những khía cạnh của BS
- Tài chính: Tức là xem xét hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng như việc dùng những nguồn tài chính đó.
- Khách hàng: Đánh giá hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng.
- Quy trình nội bộ: Giúp xem xét hiệu suất của công ty qua những lăng kính về hiệu quả và chất lượng của dịch vụ/sản phẩm trong doanh nghiệp hoặc quy trình kinh doanh quan trọng khác.
- Học hỏi phát triển: Nghĩa là xem xét hiệu suất của tổ chức qua cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, văn hóa, công nghệ và những năng lực cốt lõi khác có liên quan tới việc đột phá hiệu suất.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về BSC- thẻ điểm cân bằng. Nếu cần thêm tư vấn, đừng ngại hãy nhấc máy lên và liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn bạn nhé!
Theo: uplevo.com
4.8/5 (108 votes)