3 cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu, xem ngay!

calendar 15/06/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Sử dụng phần thưởng để thừa nhận lòng trung thành, tìm sứ mệnh cho thương hiệu, đầu tư đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng thực sự chuyên nghiệp là 3 cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Để doanh nghiệp nhỏ, thương hiệu “mỏng tuổi” của mình có thể đứng vững trên thị trường, quý độc giả đừng vội bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Đầu tư một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng thực sự chuyên nghiệp

Khi có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sản phẩm, dù là lỗi của doanh nghiệp hay từ bên ngoài, nhưng trong mắt khách hàng, bên chịu trách nhiệm vẫn là công ty.

Đầu tư một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng thực sự chuyên nghiệp

Những gì khách hàng cần ở doanh nghiệp của bạn là 1 chương trình dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao, có những biểu hiện: sẵn sàng lắng nghe lời phàn nàn của người tiêu dùng khó tính, biết thông cảm và cung cấp các giải pháp nhanh chóng,...

Khi thiện cảm biến thành tình cảm, khách hàng sẽ tự nguyện trở thành người ủng hộ lâu dài cho thương hiệu. Hỗ trợ khách hàng một cách có tâm, hiểu biết là cách quảng bá thương hiệu rất hữu hiệu.

Chắc hẳn sẽ không có ai muốn mất đi nguồn khách hàng đã có, mất cơ hội biến người quen của bản thân trở thành khách hàng của thương hiệu bởi chất lượng dịch vụ khách hàng không được tốt.

Giải pháp ở đây là tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện để có được đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng thực sự chuyên nghiệp.

Tìm sứ mệnh cho thương hiệu

Hiện nay, 80% người tiêu dùng trẻ nói rằng họ muốn biến thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn. Đồng thời, họ đang tìm kiếm những thương hiệu cũng có chí hướng theo đuổi mục tiêu này.

Tìm sứ mệnh cho thương hiệu

Các yếu tố phổ biến của thương hiệu lấy sự mệnh làm nền tảng cho hoạt động là làm việc hướng tới sự bền vững hoặc giải quyết các vấn đề bình đẳng xã hội.

Tại sao việc xây dựng thương hiệu theo sứ mệnh có hiệu trong việc tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu?

Nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ có thể đi hoặc đến, nhưng cam kết về việc gìn giữ một bức tranh tổng thể sẽ cung cấp đến khách hàng 1 lý do để quan tâm thương hiệu của bạn. Đây cũng chính là nguồn gốc cho sự thành công lâu dài của thương hiệu – mối quan hệ tích cực sau khi kết thúc một giao dịch.

Khi thực hiện tốt giao dịch, tức là khi được làm một cách chân chính với những tác động tích cực có thể đo lường được, thương hiệu của bạn sẽ vượt qua hoài nghi người tiêu dùng thường cảm thấy đối với tiếp thị, quảng cáo. Sợi dây để gắn kết khách hàng với thương hiệu chính là niềm tin.

Sử dụng phần thưởng để thừa nhận lòng trung thành

Kêu gọi sự trung thành thông qua các chương trình trao thưởng cũng là một giải pháp để phát triển, duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Sử dụng phần thưởng để thừa nhận lòng trung thành

Bước đầu tiên ở yếu tố này là bạn phải nhận ra rằng không phải tất cả khách hàng nào cũng đều giống nhau.

Điều gì phân biệt khách hàng tốt nhất? Đó là sử dụng dịch vụ hay tần suất mua hàng? Tổng chi tiêu cho giỏ hàng mỗi lần giao dịch là nhiều hay ít? Không có câu trả lời đúng cho tất cả, đơn giản chỉ là sự phù hợp đối với doanh nghiệp của bạn.

Các chương trình trao thưởng dựa trên lòng trung thành thường được áp dụng thông qua những cách tiếp cận là: tích lũy điểm hoặc đăng ký trả phí. Cả 2 đều để khuyến khích khách hàng mua hàng lặp lại, thúc đẩy tương tác liên tục với thương hiệu.

Về cơ bản, cả 3 cách trên đều có chung một mẫu số là: người tiêu dùng muốn được thừa nhận vai trò nhiều hơn so với việc chỉ là khách hàng của thương hiệu.

Thừa nhận vai trò bằng cách: thông cảm với những lời phàn nàn của khách, chia sẻ niềm đam mê của họ, bày tỏ lòng biết ơn vì sự hỗ trợ không ngừng của họ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ 3 cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Quý độc giả đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi để có thể cập nhật nhiều bài viết có nội dung hấp dẫn khác nhé!

Theo Marketingtrips.com

4.9/5 (96 votes)

21 11/24

Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược CRM và PRM hiệu quả

Xây dựng chiến lược CRM và PRM hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và đối tác,…

19 11/24

Mô hình STP trong doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng mô hình STP hiệu quả

Mô hình STP hiệu quả giúp đơn vị thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các bước xây dựng gồm xác định thị trường mục tiêu, phân khúc Segmentation, định vị thương hiệu,…

17 11/24

6 đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công

Đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công gồm những tính cách như biết lắng nghe, trở thành tấm gương cho cấp dưới noi theo, hòa đồng, trọng lời hứa,…

15 11/24

Các giai đoạn phát triển của Startup

Các giai đoạn phát triển của Startup gồm 4 giai đoạn định hướng, thử thách, hòa nhập và phát triển. Trong mỗi giai đoạn Startup sẽ phải đối mặt với những thách thức và cơ hội khác nhau.

13 11/24

CPO là gì? 6 yếu tố cần có ở vị trí CPO

CPO là người đứng đầu nuôi dưỡng sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu đến khi cho ra thị trường. Nói cách khác, đây là vị trí không thể thiếu đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

11 11/24

5 cấp độ lãnh đạo - Bí quyết mang đến sự thành công

5 cấp độ lãnh đạo là chức vụ, sự cho phép, định hướng kết quả, phát triển nhân lực, đỉnh cao. Mô hình này được công bố bởi John.

09 11/24

Nhà lãnh đạo 5 cấp độ: Kết hợp hoàn hảo của khiêm nhường & kiên định

Nhà lãnh đạo cấp độ 5 là sự kết hợp hoàn hảo của sự khiêm nhường & kiên định. Vậy bạn hiểu như thế nào về người lãnh đạo ở cấp độ này?

07 11/24

Chiến lược kinh doanh có những loại hình nào, mấy cấp?

Chiến lược kinh doanh hiểu một cách đơn giản là phương pháp, cách thức hoạt động của một công ty, tập đoàn. Mục đích nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.

05 11/24

Chiến lược cấp công ty là gì? 6 chiến lược chức năng trong doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty là chiến lược tổng thể nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi kinh doanh của công ty.

03 11/24

Chi phí chất lượng là gì? Có tầm quan trọng việc kiểm soát như thế nào?

Chi phí chất lượng là mức chi phí quan trọng trong giá trị doanh thu của một doanh nghiệp và chiếm đến hơn 35%. Chi phí này mang lại cho các nhà sản xuất cơ hội phân tích và cải thiện hoạt động của họ.

01 11/24

Tìm hiểu thông tin từ a-z về OEE

OEE là thuật ngữ và thông số phổ biến trong bảo trì năng suất toàn diện. Mục tiêu của OEE và việc xác định sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến liên tục.

30 10/24

Thương hiệu Boeing vs Airbus: Giải mã thế độc quyền lưỡng cực

Trải qua ba thập kỷ, Boeing và Airbus là 2 thương hiệu nổi tiếng đã độc chiếm thị trường máy bay thương mại điện tử.

28 10/24

Chuyển đổi số là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Chuyển đổi số là vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc lĩnh vực khác nhau. Chúng đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.

26 10/24

Để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cần điều kiện gì?

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người quản lý, quản trị trong công ty. Là người lập kế hoạch, chương trình và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị,… Mặt khác, người giữ chức vụ này có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong phát triển của doanh nghiệp.

24 10/24

Rủi ro là gì? 2+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Thực tế đã cho thấy rằng, mỗi một con người trong chúng ta hàng ngày đều vẫn luôn phải đối diện với những sự rủi ro đến từ chính cuộc sống đời thường của bản thân mình.

22 10/24

Risk measurement là gì? Các phương pháp để đo lường rủi ro trong thực tế

Trong thực tế, khó khăn là điều khó tránh khỏi nếu bạn tham gia bất kì hạng mục hoặc dự án nào ở hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách để đo lường rủi ro.