Nguyên tắc SMART là gì? 5 tiêu chí cấu tạo nên nguyên tắc SMART
27/03/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyên tắc SMART là gì? 5 tiêu chí nào cấu tạo nên nguyên tắc này? Những thắc mắc này hiện đang rất được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Để biết chi tiết hơn về chủ đề này, hãy dành chút thời gian tham khảo nội dung dưới đây bạn nhé!
Nguyên tắc SMART là gì?
Smart là một từ chắc hẳn ai cũng biết vì nó được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy nguyên tắc SMART là gì?
Áp dụng nguyên tắc SMART để xây dựng mục tiêu hoàn hảo
Đây là một nguyên tắc “thông minh” có thể sẽ giúp bạn định hình và nắm giữ được mục đích của bản thân trong tương lai. Bạn biết được khả năng của mình có thể làm gì và sẽ lập một kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện chúng dễ dàng hơn.
5 tiêu chí cấu tạo thành nguyên tắc SMART
Cấu tạo của nguyên tắc SMART là chữ cái đầu của 5 tiêu chí sau:
S - Specific(cụ thể)
Người thông minh khi xác định mục đích của mình trước tiên họ sẽ đề ra dự án, mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng để chứng tỏ kỹ năng đạt được cao.
Tưởng tượng về mục tiêu cụ thể là một trong những cách người ta thường dùng để xác định chúng. Ví dụ, mục đích của bạn trong 5 năm tới là mua một ngôi nhà đẹp.
Tuy nhiên, ngôi nhà đó chưa đủ cụ thể, nên bạn hãy nhắm mắt lại và hình dung ra ngôi nhà mình muốn ở sẽ to như thế nào, sơn màu gì, 4 hay 5 phòng,... Bạn càng tưởng tượng rõ ràng ý định của mình, bản thân bạn sẽ càng biết chính xác cần phải làm những gì để đạt được nó.
Những tiêu chí cấu tạo thành nguyên tắc SMART
M – Measurable(có thể đo lường được)
Measurable(có thể đo lường được) có nghĩa là ý định của bạn phải được gắn liền với những con số. Nguyên tắc SMART chắc chắn mục đích, tham vọng của con người có trọng lượng, có thể cân, đo, đong, đếm được.
A - Attainable(có thể đạt được)
Attainable(có thể đạt được) cũng là một yếu tố khá quan trọng khi bạn đưa ra một mục tiêu. Trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời, bạn phải suy nghĩ về khả năng của bản thân nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng.
Tuy nhiên, việc đó không đồng nghĩa với việc bạn chỉ lập cho mình những mục tiêu đơn giản, dễ dàng quá. Vì như vậy sẽ làm bạn không cảm thấy thích thú và không có cảm giác được thử thách bản thân.
R - Relevant(phù hợp)
Mục tiêu bạn thiết kế cũng không nên quá xa vời so với thực tế. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng hết các nguồn lực của mình, đảm bảo chúng phát huy được tác dụng.
Tuy nhiên, để làm được điều trên, trước tiên bạn hãy tính toán về: khả năng, vật chất, nguồn hỗ trợ, quỹ thời gian,...xem những yếu tố này có thực hiện được mục tiêu hay không.
T – Time-Bound(giới hạn thời gian)
Bất cứ mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được giới hạn một thời gian cụ thể để thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn tạo được một cột mốc định hướng tới thời điểm bước lên đỉnh thành công.
Trong quá trình thực hiện, bạn phải biết được tiến độ mình đi đang nhanh hay chậm và kịp thời chấn chỉnh mức độ phấn đấu.
Trên đây là những thông tin cho biết định nghĩa và những tiêu chí cấu tạo thành nguyên tắc SMART. Để có thể thưởng thức nhiều bài viết bổ ích khác, đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi bạn nhé!
Theo Winerp.vn
4.9/5 (90 votes)