Chiến lược phân loại là gì? Cơ chế hoạt động, nhược điểm của Assortment Strategy
24/08/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Phân loại chiến lược là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong kinh doanh. Mỗi cửa hàng điều có những điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với mục tiêu của riêng họ.
Vậy chiến lược phân loại là gì? Hoạt động như thế nào? Có nhược điểm gì không? Đừng lo, tất cả mọi thắc mắc sẽ được chuyên trang giải đáp cụ thể ngay bài viết bên dưới. Cùng tìm hiểu thôi nào!
Chiến lược phân loại là gì? Hoạt động ra sao?
Chiến lược phân loại trong lĩnh vực bán lẻ sẽ liên quan đến số lượng và các loại sản phẩm mà cửa hàng trưng bày nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đây được xem là một công cụ chiến lược mà các nhà bán lẻ sử dụng để quản lý và tăng doanh thu.
Chiến lược phân loại trong tiếng Anh được gọi là Assortment Strategy
Chiến lược phân loại gồm hai thành phần chính:
- Thứ nhất, phân loại theo chiều dọc, nghĩa là có bao nhiêu biến thể của một sản phẩm cụ thể mà cửa hàng có thể chứa được.
- Thứ hai, phân loại theo chiều ngang, nghĩa là có bao nhiêu loại sản phẩm mà một cửa hàng có thể chứa được.
Có thể thấy, chiến lược phân loại sản phẩm chính là một công cụ bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ với các khái niệm về chiều dọc và chiều ngang là cốt lõi. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà bán lẻ đều có thể sử dụng cả hai thành phần của chiến lược này cùng một lúc.
Có 2 chiến lược phân loại chính
Một chiến lược phân loại có thể có nhiều lớp chiến lược phụ liên quan với nhau, bởi mỗi cửa hàng sẽ cần điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với các nhu cầu và mục tiêu cụ thể của riêng họ.
Thử thách đối với các cửa hàng nhỏ: Những nhà bán lẻ phải đối mặt với sự đánh đổi khi xác định chiến lược phân loại. Việc họ lựa chọn cả hai cách phân loại đồng thời, sẽ đòi hỏi một khoảng không rộng và thường chỉ dành riêng cho các “siêu cửa hàng” có diện tích lớn.
Nhược điểm của chiến lược phân loại
Mặc dù chiến lược phân loại theo chiều dọc có thể giúp thu hút được khách hàng, nhưng cũng sẽ có một số lưu ý nhất định chỉ dựa vào chiến lược phân loại. Nếu như các mặt hàng cùng loại được trưng bày không đúng thì nhu cầu về sản phẩm này có thể bị thay đổi mạnh mẽ.
Mỗi một chiến lược đều sẽ có những nhược điểm khác nhau
Ví dụ cụ thể:
- Nếu một số các mặt hàng ít phổ biến được bày lẫn với những mặt hàng phổ biến, chúng có thể sẽ làm mất đi sự hấp dẫn, thu hút của các mặt hàng phổ biến.
- Nếu phân loại sản phẩm quá rộng thì khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt hàng mà họ đang cần.
Việc gây áp đảo người mua sắm bởi quá nhiều lựa chọn mua hàng, có thể phản tác dụng và không thể khuyến khích sự tham gia của khách hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm chiến lược phân loại, cơ chế hoạt động, nhược điểm của Assortment Strategy. Mong rằng bài viết này mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích.
Theo: vietnambiz.vn
4.9/5 (56 votes)