Quản lý hàng tồn kho là gì? Tầm quan trọng trong quản trị sản xuất
24/03/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Quản lý hàng tồn kho là gì? Tầm quan trọng trong quản trị sản xuất. Đây không chỉ là thắc mắc mình bạn mà còn là của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên, cùng tìm hiểu bạn nhé. Tin rằng với những thông tin do chuyên trang cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn!
Quản lý hàng tồn kho là gì?
Quản lý hàng tồn kho là một trong những mắt xích rất quan trọng trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể coi quản lý hàng tồn kho giống như bước đệm từ sau quá trình sản xuất cho tới khi đến tay khách hàng.
Quá trình này gồm sử dụng hàng tồn kho của công ty, quy trình đặt hàng và lưu trữ. Mặt khác, chúng gồm sản phẩm đang chế biến(những sản phẩm vẫn trong quá trình sản xuất), nguyên liệu thô(là các nguyên liệu mua về dùng để chế biến).
Quản lý hàng tồn kho là một trong những mắt xích rất quan trọng trong việc quản trị chuỗi cung ứng
Đồng thời, hàng hóa( chính là đại diện cho những thành phẩm của công ty mua từ nhà cung cấp khác, trong tương lai bán lại), thành phẩm(là những sản phẩm đã được hoàn thiện và sẵn sàng bán).
Tầm quan trọng quản lý hàng tồn kho
Hệ thống quan trọng, thiết yếu của doanh nghiệp, theo dõi một cách minh bạch, giúp cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp, chính là tầm quan trọng của quản lý hàng tồn kho. Để hiểu rõ hơn, cùng theo dõi phần dưới đây bạn nhé:
Hệ thống quan trọng, thiết yếu của doanh nghiệp
Trên thực tế, nếu không quản lý, theo dõi hàng tồn kho sẽ rất khó để biết cần gì và số lượng bao nhiêu. Đối với một hệ thống quản lý hàng tồn kho đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp có thể có cơ sở dữ liệu về tất cả tài sản trong doanh nghiệp.
Quản lý hàng tồn kho là hệ thống quan trọng, thiết yếu của doanh nghiệp
Đồng thời, nhà quản lý sẽ dễ dàng biết đâu là mặt hàng tiêu thụ thấp, sản phẩm nào đang được bán hay dữ liệu về số hàng tồn kho được bán trong thời điểm nhất định.
Theo dõi một cách minh bạch
Bằng những cơ sở dữ liệu, bạn theo dõi một cách minh bạch từ những hoạt động của kho. Từ đó, giúp bạn thấy được điểm yếu và mạnh của doanh nghiệp.
Giúp cải thiện được mối quan hệ với các nhà cung cấp
Bên cạnh các tầm quan trọng trên, việc cải thiện mối quan hệ nhà cung cấp không ngoại lệ. Việc cải thiện mối quan hệ nhà cung cấp bằng cách theo dõi liền mạch của doanh nghiệp cũng như nhà cung cấp đều biết tới nhu cầu đặt hàng.
Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất(Production Management) liên quan đến quản lý tài chính, tiếp thị, nhân sự. Vì vậy, để đưa ra định nghĩa phù hợp là rất khó.
Quản lý sản xuất(Production Management) liên quan đến quản lý tài chính, tiếp thị, nhân sự
Sau đây là một số định nghĩa nhằm thể hiện những đặc điểm quan trọng, chính của quản lý sản xuất:
- Quản lý sản xuất có liên quan tới vấn đề đưa ra quyết định đến quá trình sản xuất. Cho nên, dịch vụ và hàng hóa thành phẩm sản xuất dựa vào thông số kỹ thuật lịch trình và định lượng theo yêu cầu.
- Một số hoạt động chính của quản lý sản xuất:
+ Thu mua và đề ra tiêu chuẩn tài nguyên đầu vào chính là các hệ thống vật liệu, quản lý, lao động, vốn.
+ Phát triển và thiết kế sản phẩm nhằm dễ dàng xác định quy trình sản xuất khi chuyển đổi những yếu tố đầu vào thành dịch vụ, hàng hóa.
+ Kiểm soát và giám sát chặt chẽ quá trình chuyển đổi để có thể sản xuất dịch vụ và hàng hóa một cách hiệu quả.
Tầm quan trọng trong quản trị sản xuất
Quản lý sản xuất có mục tiêu chính là dịch vụ và sản xuất hàng hóa đúng số lượng, chất lượng và cả thời điểm với chi phí tối thiểu. Ngoài ra, quản lý sản xuất cũng có vai trò đóng góp nâng cao hiệu quả, chất lượng của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp nhà quản lý sử dụng toàn lực cũng như tối ưu năng lực có sẵn.
Theo Lscftu2.com
4.8/5 (106 votes)