Tìm hiểu các lãng phí cần loại bỏ trong phương thức sản xuất Toyota
26/06/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Về sản xuất, các doanh nghiệp của Nhật thường có quy trình rất khắt khe để tránh gây lãng phí. Vì thế, họ áp dụng nguyên tắc 3M(là tên viết tắt của Muda, Mura và Muri) để tối ưu hóa quy trình của mình.
Vậy 3 yếu tố đó có nghĩa là gì và vì sao cần loại bỏ chúng? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc bạn nhé!
Muda(lãng phí)
Muda là tất cả hoạt động hoặc quá trình không cần thiết, thường được gọi là hoạt động không làm tăng giá trị(non-value-adding activity) hoặc lãng phí(Waste).
Muda là tất cả hoạt động hoặc quá trình không cần thiết, thường được gọi là hoạt động không làm tăng giá trị(non-value-adding activity) hoặc lãng phí(Waste)
Muda được phân làm 2 loại:
- Những lãng phí cần thiết như: hoạt động đào tạo thiết yếu, kiểm tra, phục vụ, hợp tác, quản trị.
- Lãng phí không mang lại giá trị cho khách hàng, gây hao phí cho doanh nghiệp.
Vì muda loại 1 loại bỏ rất khó, vì vậy, bạn hãy tập trung để loại bỏ muda loại 2 trước.
Muda làm tăng chi phí tổ chức và thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, nó cũng làm tăng nguy cơ phát sinh lỗi. Có một số hoạt động khác nhau được thực hiện trong doanh nghiệp không mang lại giá trị.
Và chúng được chia thành 8 loại lãng phí là: do làm sai, do làm quá thừa, do chờ đợi, các việc không tạo giá trị cho khách hàng, có nhiều quy tắc không thống nhất, do lưu trữ, do di chuyển, do dùng người không hết năng lực.
Muri(quá tải)
Muri chỉ trạng thái áp lực công việc lớn, lượng kế hoạch, công việc vượt quá khả năng xử lý hay còn được gọi là quá tải.
Muri chỉ trạng thái áp lực công việc lớn, lượng kế hoạch, công việc vượt quá khả năng xử lý hay còn được gọi là quá tải
Muri gắn liền với các hoạt động trong đó con người, thiết bị hoặc vật liệu bị dồn ép làm việc một cách quá tải trong hệ thống sản xuất của Toyota.
Chẳng hạn như yêu cầu mọi người làm nhiều công việc hơn khả năng của họ trong một khoảng thời gian. Hoặc máy móc thiết bị phải hoạt động với công suất nhiều hơn tiêu chuẩn có sẵn.
Điều này sẽ làm gia tăng những sai sót trong quá trình sản xuất và dễ tạo ra các sản phẩm lỗi, đồng thời cũng giảm tính an toàn.
Để khắc phục Muri, người ta thường giảm bớt số lượng công việc bằng cách xây dựng một quy trình làm việc theo tiêu chuẩn và giảm thời gian máy móc, thiết bị dành cho công việc.
Mura(thiếu cân bằng)
Mura gồm các hoạt động tạo ra sự mất cân bằng, thay đổi trong một quy trình. Ví dụ: khi đang sản xuất nhưng luôn có sự thay đổi từ cấp trên hoặc có thông báo hết hàng liên tục, phải đổi sang sản phẩm khác.
Mura gồm các hoạt động tạo ra sự mất cân bằng, thay đổi trong một quy trình
Những hoạt động này khiến mọi người phải dừng một công việc để bắt đầu một công việc khác một cách gấp gáp. Và điều sẽ rất khó khăn để có thể bắt kịp được tiến độ công việc mới, thậm chí còn dễ gây nên sai sót.
Ngoài ra, khi có sự tồn tại tương hỗ giữa Muda và Muri, Mura cũng xuất hiện. Tình trạng có khi quá rảnh không có việc gì để làm(Muda) và khi quá bận(Muri) sẽ làm cho tiến độ công việc không được nhịp nhàng, dễ gây ra lỗi trong công việc.
Theo Vietquality.vn
4.9/5 (101 votes)