3 suy nghĩ cơ bản trong quản lý chất lượng
30/04/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Coi trọng chất lượng của từng công đoạn, mối quan hệ giữa nguyên nhân và đặc tính, phương pháp xây dựng độ tin tưởng. Đây đều là những suy nghĩ cơ bản nhưng vô cùng quan trọng với một nhân viên quản lý chất lượng. Cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết về những suy nghĩ này trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Coi trọng chất lượng của từng công đoạn
Quy trình được định nghĩa là cách thức thực hiện công việc hoặc công đoạn trong công việc. Nói theo cách khác, công đoạn là quá trình sử dụng Input để đưa ra kết quả có chủ ý.
Coi trọng chất lượng của từng công đoạn
Quá trình ở đây không chỉ hạn hẹp trong phạm vi sản xuất mà còn có trong kinh doanh, thiết kế, dịch vụ, kiểm tra,…
Xem trọng quá trình trong quản lý chất lượng là coi trọng vào từng công đoạn. Để tạo ra thành quả công việc, thay vì chỉ chăm sóc vào kết quả đạt được. Xem trọng quá trình là phương pháp nhấn mạnh đến việc cải thiện cách làm việc.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và đặc tính
Một sản phẩm có nhiều đặc tính, chẳng hạn như đặc tính của giấy là độ trắng, độ dày, tính in ấn hoặc hút ẩm. Nếu bạn thể hiện được những đặc tính này bởi con số được gọi là giá trị đặc tính.
Những đặc tính này sẽ được yêu cầu khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng các sản phẩm. Đặc tính chất lượng là kết quả của cả một quá trình.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và đặc tính
Những yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính chính là nguyên nhân. Trong quản lý chất lượng được gọi là nguyên nhân cốt lõi. Nguyên nhân cốt lõi có trong 5M là Man - Measurement - Material - Methol – Machine.
Chúng ta có thể sử dụng 7 công cụ QC để làm rõ mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân cốt lõi đến đặc tính chất lượng. Những yếu tố không thể đo lường được như độ ngon, mức độ xinh đẹp mà định nghĩa là đặc tính cảm nhận.
Phương pháp xây dựng độ tin tưởng
Để bảo đảm chất lượng nhằm mục đích thỏa mãn khách hàng, việc xây dựng chất lượng và độ tin tưởng. Được thực hiện từ giai đoạn phát triển và thiết kế sản phẩm mới.
Trong hoạt động quản lý chúng ta cần lưu ý đến biện pháp phòng ngừa, đối sách khẩn cấp và phòng ngừa tái sinh cho những lỗi xảy ra.
Biện pháp đối sách khẩn cấp
Đây là biện pháp được thực hiện khi không rõ nguyên nhân, chưa làm rõ nguyên nhân, không đánh thẳng vào vấn đề. Mà chỉ là giải pháp tính thế để hạn chế được mức độ thiệt hại. Nói theo cách khác đây chỉ là giải pháp nhất thời.
Chẳng hạn, khi có hàng lỗi chúng ta thường cho dừng sử dụng những chi tiết có Lot. Đồng thời cho dùng chi tiết ở lô hàng khác.
Phương pháp phòng ngừa tái sinh
Là biện pháp loại bỏ nguyên nhân dẫn đến xảy ra vấn đề và không để tái phát lại nữa. Khi xảy ra vấn đề, mọi người thường điều tra nguyên nhân, loại bỏ và không để vấn đề tương tự xảy ra. Để xử lý tận gốc trường hợp này, bạn sử dụng biểu đồ quản lý để theo dõi và phát hiện sự cố theo 3 bước sau:
- Phòng ngừa tái phát với thao tác có vấn đề.
- Phòng ngừa tái phát với những thao tác tương tự.
- Phòng ngừa với hệ thống của công việc.
Biện pháp phòng ngừa phát sinh
Đây là việc tiên đoán trước các vấn đề có khả năng phát sinh trong quá trình thực hiện tại giai đoạn thiết kế. Sau đó, thảo luận cách khắc phục trước những vấn đề đấy.
Khâu thiết kế khác hoàn toàn so với sản xuất, vì không có những thao tác lập lại. Nếu bạn chỉ đưa ra các giải pháp tạm thời thì lúc phát hiện ra các vấn đề này có thể gặp thiệt hại lớn khi bước vào sản xuất.
Bởi vậy, việc phòng ngừa phát sinh vô cùng quan trọng. Dù vô cùng khó khăn để phòng ngừa các vấn đề chúng ta chưa có kinh nghiệm gì.
Trên đây là 3 suy nghĩ cơ bản trong quản lý chất lượng nhưng vô cùng quan trọng. Mong rằng với chia sẻ này hữu ích đến bạn. Đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật thêm nhiều tin tức mới hơn bạn nhé!
Theo Blogsanxuat.com
4.8/5 (98 votes)