Tổng hợp những điều khoản ISO 9001:2015(Phần IV): Điều khoản 8: Thực hiện

calendar 08/07/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Đến với bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về điều khoản 8 trong ISO 9001:2015 là thực hiện. Nếu đang thắc mắc vấn đề này nhưng chưa có được đáp án, mời quý độc giả hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây để đi tìm lời giải nhé!

Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hoạt động

Tổ chức cần lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động của mình để đáp ứng các yêu cầu phân phối sản phẩm/dịch vụ.

Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hoạt động

Đầu tiên, cần xác định các yêu cầu cho sản phẩm/dịch vụ. Tức là những tính năng sẽ có của sản phẩm/dịch vụ.

Sau đó, doanh nghiệp phải xác định cách thức các quy trình sẽ được tiến hành và những tiêu chí nào sản phẩm/dịch vụ cần đáp ứng để có thể được chấp nhận. Cuối cùng là xác định nguồn lực cần thiết cho hoạt động và hồ sơ cần thiết để chứng tỏ quy trình được thực hiện theo kế hoạch.

Yêu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ

Đối với giao tiếp cùng khách hàng, yêu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Chúng bao gồm: thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, đơn đặt hàng, xử lý yêu cầu, phản hồi của khách hàng, kiểm soát tài sản của khách hàng,...

Trước khi cung cấp, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ được xác định và tổ chức có thể cung cấp các sản phẩm/dịch vụ đó. Boa gồm: mọi luật pháp hiện hành, các yêu cầu cần thiết.

Thiết kế, phát triển sản phẩm/dịch vụ

Yếu tố này đề cập đến quản lý thiết kế, phát triển, từ ý tưởng đầu tiên đến sự chấp nhận cuối cùng của sản phẩm/dịch vụ.

Thiết kế, phát triển sản phẩm/dịch vụ

Trong quá trình thiết kế, phát triển kế hoạch, tất cả giai đoạn của nó phải được xác định với những hoạt động phù hợp. Điều này nhằm mục đích để xem xét, xác minh cho từng giai đoạn.

Đầu vào

Đầu vào thiết kế, phát triển liên quan đến yêu cầu sản phẩm/dịch vụ bao gồm:

- Yêu cầu về chức năng và hiệu suất.

- Yêu cầu về pháp lý và quy định.

- Thông tin từ những dự án có sẵn, tương tự trước đó.

- Yêu cầu liên quan đến thiết kế, phát triển.

Đầu ra

Đầu ra của thiết kế, phát triển cần phải ở dạng phù hợp nhằm xác minh đến các yếu tố đầu vào và trước khi chấp nhận phải được phê duyệt.

Xem xét

Doanh nghiệp cần xác định các hoạt động xem xét thiết kế, phát triển để xem quá trình đó có đi theo hướng dự định hay không.

Việc này có thể được thực hiện vào cuối dự án hoặc trong các giai đoạn thích hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định, xem xét và kiểm soát các thay đổi trong quá trình thiết kế, phát triển sản phẩm/dịch vụ.

Bên cạnh đó, để chăn chặn các tác động bất lợi, thông tin tài liệu liên quan đến các thay đổi, kết quả đánh giá, ủy quyền thay đổi, hành động được thực hiện cần được lưu giữ.

Kiểm soát các hoạt động, sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bên ngoài

Yếu tố này đề cập đến việc thuê dịch vụ ngoài hoặc mua nguyên vật liệu, bao gồm: các sản phẩm/dịch vụ bạn có được từ nhà cung cấp hoặc các quy trình thuê ngoài.

Kiểm soát các hoạt động, sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bên ngoài

Tổ chức cần thiết lập, ghi chép lại các tiêu chí như: mức độ quan trọng của sản phẩm/dịch vụ được mua đối với chất lượng sản phẩm của bạn để lựa chọn nhà cung cấp.

Cần phải thiết lập và có những biện pháp kiểm soát gồm xác minh và các hoạt động khác để đảm bảo các hoạt động, sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bên ngoài không có tác động xấu đến sự phù hợp của các sản phẩm/dịch vụ.

Cung cấp sản xuất và dịch vụ

Quá trình cung cấp sản xuất và dịch vụ phải được tiến hành trong điều kiện kiểm soát để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ tuân thủ theo các yêu cầu ban đầu. Bao gồm: các thủ tục, hướng dẫn, hồ sơ công việc, thiết bị đo lường, giám sát, cơ sở hạ tầng,...

Doanh nghiệp phải sử dụng những phương tiện phù hợp để xác định đầu nhằm sản phẩm/dịch vụ được đảm bảo sự phù hợp.

Truy xuất nguồn gốc

Khi thực hiện yếu tố này, doanh nghiệp cần kiểm soát việc xác định đầu ra rõ ràng và giữ lại thông tin tài liệu cần thiết để cho phép truy xuất nguồn gốc.

Tài sản thuộc về khách hàng

Trong trường hợp khi doanh nghiệp sử dụng tài sản thuộc về khách hàng cần phải xác định và bảo vệ tài sản này. Khi số tài sản đó bị mất hoặc hư hỏng, doanh nghiệp phải báo cáo lại cho chủ sở hữu, đồng thời giữ lại thông tin tài liệu về những việc đã xảy ra.

Hoạt động sau khi giao hàng

Quyết định về mức độ của hoạt động sau khi giao hàng như: bảo hành, bảo trì sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

- Yêu cầu theo quy định và luật định.

- Những hậu quả không mong muốn tiềm ẩn trong sản phẩm/dịch vụ.

- Sử dụng, trọn đời và bản chất của sản phẩm/dịch vụ.

- Yêu cầu, phản hồi của người tiêu dùng.

Phát hành sản phẩm/dịch vụ

Việc phát hành sản phẩm/dịch vụ không nên thực hiện đến khi doanh nghiệp đảm bảo chúng phù hợp với yêu cầu. Chứng minh sự phù hợp có thể thực hiện thông qua cách ghi lại bằng chứng về sự phù hợp như: các tiêu chí chấp nhận, thông tin người phụ trách phát hành sản phẩm/dịch vụ.

Phát hành sản phẩm/dịch vụ

Ngăn chặn đầu ra không phù hợp

Đầu ra không phù hợp phải được ngăn chặn kịp thời khỏi việc phân phối hoặc sử dụng ngoài ý muốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định, kiểm soát các đầu ra không phù hợp có từ bất kỳ giai đoạn sản xuất nào.

Theo Chungnhanquocte.com

4.9/5 (98 votes)

17 11/24

Hàng tồn kho là gì? Gồm những thành phần nào? Nguyên tắc phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một khái niệm thường bị hiểu sai một cách căn bản trong đời sống. Thực chất đây là một khái niệm phổ biến trong ngành kinh tế học với nhiều điểm cần chú ý.

15 11/24

Tổng hợp những điều khoản ISO 9001:2015(Phần I)

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ các điều khoản ISO 9001:2015. Từ đó, dựa trên điều khoản này, doanh nghiệp có thể thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Mời quý độc giả theo dõi tiếp những thông tin dưới đây nhé!

13 11/24

Tổng hợp những điều khoản ISO 9001:2015(Phần V)

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 phần cuối cùng của điều khoản ISO 9001:2015 là: Đánh giá hiệu quả và cải tiến hệ thống liên tục. Để hiểu hoàn chỉnh hệ thống này hơn, quý độc giả đừng vội bỏ qua những thông tin dưới đây nhé!

11 11/24

Tổng hợp những điều khoản ISO 9001:2015(Phần IV): Điều khoản 8: Thực hiện

Đến với bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về điều khoản 8 trong ISO 9001:2015 là thực hiện. Nếu đang thắc mắc vấn đề này nhưng chưa có được đáp án, mời quý độc giả hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây để đi tìm lời giải nhé!

09 11/24

Tổng hợp những điều khoản ISO 9001:2015(Phần III)

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 phần tiếp theo trong điều khoản ISO 9001:2015 là: Lập kế hoạch và hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, đừng vội bỏ qua những chia sẻ có trong bài viết dưới đây bạn nhé!

07 11/24

Tổng hợp những điều khoản ISO 9001:2015(Phần II)

Ở phần I, chúng ta đã tìm hiểu 3 điều khoản đầu tiên của ISO 9001:2015. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 phần tiếp theo là: Bối cảnh của tổ chức và lãnh đạo, mời quý độc giả hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

05 11/24

Tìm hiểu các lãng phí cần loại bỏ trong phương thức sản xuất Toyota

Về sản xuất, các doanh nghiệp của Nhật thường có quy trình rất khắt khe để tránh gây lãng phí. Vì thế, họ áp dụng nguyên tắc 3M(là tên viết tắt của Muda, Mura và Muri) để tối ưu hóa quy trình của mình.

03 11/24

SDCA, PDCA, PDCAS - những phương pháp quan trọng trong quản lý chất lượng

SDCA, PDCA, PDCAS là những phương pháp rất quan trọng trong quản lý chất lượng. Hơn nữa, trong công việc, chúng ta cũng có 2 cách quản lý đó là Kaizen và duy trì. Cụ thể như thế nào, hãy cùng hệ thống tìm hiểu sâu vấn đề này qua những thông tin dưới đây bạn nhé!

01 11/24

Tìm hiểu quản lý duy trì và quản lý Kaizen

Theo nghĩa rộng, bạn có thể hiểu quản lý dưới hai góc độ là quản lý để duy trì và quản lý để Kaizen. Hay hiểu theo cách đơn giản quản lý bao gồm Kaizen và duy trì. Bài viết hôm nay, chuyên trang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

30 10/24

Tìm hiểu chi tiết từ a-z về công xưởng thông minh

Bạn có thể hiểu những công xưởng có kỹ thuật cao như ứng dụng IoT và AI là Smart Factory – Công xưởng thông minh. Hãy cùng hệ thống tìm hiểu chi tiết vấn đề này thông qua những kiến thức dưới đây bạn nhé!

28 10/24

So sánh sự khác nhau giữa Lean và hệ thống sản xuất Toyota

Có nhiều ý kiến cho rằng Lean cũng chỉ là một dạng chung hơn của hệ thống sản xuất Toyota. Tuy nhiên, giữa 2 yếu tố này vẫn có một số khác biệt cơ bản. Sự khác biệt đó sẽ được trình bày bằng những thông tin dưới đây, hãy cùng theo dõi bạn nhé!

26 10/24

Cách phân loại trước khi thực hiện S1 - Sàng lọc trong 5S

Phân loại S1 – Sàng lọc trong 5S như thế nào? Lợi ích của việc sàng lọc là gì? Bài viết hôm nay chuyên trang sẽ giải đáp những thắc mắc trên, bớt chút thời gian tìm hiểu bạn nhé!

24 10/24

Lãng phí là gì? Sự cần thiết của mỗi công đoạn

Lãng phí là gì? Sự cần thiết của mỗi công đoạn là như thế nào? Để có câu trả lời cho mình, mời bạn cùng chuyên trang tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây. Tin rằng với những thông tin này hữu ích đến bạn nhiều!

22 10/24

3 suy nghĩ cơ bản trong quản lý chất lượng

Coi trọng chất lượng của từng công đoạn, mối quan hệ giữa nguyên nhân và đặc tính, phương pháp xây dựng độ tin tưởng. Đây đều là những suy nghĩ cơ bản nhưng vô cùng quan trọng với một nhân viên quản lý chất lượng. Cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết về những suy nghĩ này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

20 10/24

Giải mã ý nghĩa của 12 con số trong thẻ căn cước công dân

Trên thẻ căn cước công dân ngoài những thông tin cá nhân như: họ tên, năm sinh, quê quán,...còn có một dãy 12 con số. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của những con số này. Vì vậy, ở bài viết này hệ thống sẽ giải mã chi tiết cho bạn hiểu, hãy dành chút thời gian để tham khảo nhé!

18 10/24

Quản lý hàng tồn kho là gì? Tầm quan trọng trong quản trị sản xuất

Quản lý hàng tồn kho là gì? Tầm quan trọng trong quản trị sản xuất. Đây không chỉ là thắc mắc mình bạn mà còn là của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên, cùng tìm hiểu bạn nhé. Tin rằng với những thông tin do chuyên trang cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn!