Tổng hợp những điều khoản ISO 9001:2015(Phần II)
04/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Ở phần I, chúng ta đã tìm hiểu 3 điều khoản đầu tiên của ISO 9001:2015. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 phần tiếp theo là: Bối cảnh của tổ chức và lãnh đạo, mời quý độc giả hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Bối cảnh của tổ chức là gì? Xác định phạm vi của QMS như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp bằng thông qua những thông tin dưới đây, cụ thể:
Doanh nghiệp cần thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống của mình
Hiểu bối cảnh của tổ chức trong ISO 9001:2015
Điều khoản này yêu cầu tổ chức xác định tất cả các vấn đề bên ngoài và bên trong. Các yếu tố có thể liên quan đến việc đạt được các mục đích của hệ thống quản lý chất lượng.
Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan
Do ảnh hưởng của các bên liên quan đối với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự hài lòng của người sử dụng và các bên yêu cầu theo quy định.
Tiêu chuẩn yêu cầu doanh nghiệp xác định các bên quan tâm đến hệ thống quản lý chất lượng. Đồng thời cũng xác định các nhu cầu, mong đợi của họ.
Xác định phạm vi của QMS
Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng là một trong những việc quan trọng để thực hiện ISO. Phạm vi phải được xem xét, cân nhắc tới các vấn đề cả trong lẫn ngoài, các bên liên quan, nhu cầu và mong đợi của họ, các nghĩa vụ tuân thủ theo quy định và pháp luật.
Doanh nghiệp phải cân nhắc về sản phẩm/dịch vụ, quy mô tổ chức, tính chất và độ phức tạp khi xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng.
Hệ thống quản lý chất lượng(QMS) và quy trình của nó
Doanh nghiệp cần thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống của mình. Trong đó bao gồm các quy trình cần thiết và tương tác phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.
Đó là nơi đầu tiên để quá trình bắt đầu hoạt động. Tổ chức phải xác định được đầu vào, đầu ra, trình tự, tương tác và nguồn lực cần thiết của các quy trình. Nhân viên phải có trách nhiệm và phải có biện pháp đảm bảo tính hiệu quả của chúng.
Ngoài ra, để hỗ trợ hoạt động của các quy trình, tổ chức sẽ phải duy trì thông tin tài liệu cần thiết. Bên cạnh đó cũng phải lưu giữ hồ sơ nhằm mục đích chứng minh các quy trình đã được thực hiện theo kế hoạch.
Điều khoản 5: Lãnh đạo
Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết điều khoản 5, nói về lãnh đạo, cụ thể:
Cam kết thực hiện của Ban lãnh đạo
Để triển khai hệ thống quản lý chất lượng cần phải có cam kết thực hiện của Ban lãnh đạo. Yếu tố này rất quan trọng bởi hệ thống chỉ có hiệu quả khi người lãnh đạo thực sự muốn tiến hành nó.
Để triển khai hệ thống quản lý chất lượng cần phải có cam kết thực hiện của Ban lãnh đạo
Cam kết thực hiện này phải được thể hiện qua việc thông báo cho tổ chức về tầm quan trọng của việc: tuân thủ những yêu cầu pháp lý, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thiết lập chính sách và mục tiêu chất lượng, đánh giá quản lý và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
Chính sách chất lượng
Đây là một tài liệu cao cấp chứa các cam kết về chất lượng, sự hài lòng của khách hàng và các tuyên bố về định hướng chung của tổ chức.
Chính sách chất lượng phải được duy trì dưới hình thức thông tin và phải được ghi lại, truyền đạt trong tổ chức và có sẵn cho tất cả những bên liên quan.
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức trong ISO 9001:2015
Trách nhiệm, quyền hạn phải được xác định một cách chính xác và truyền đạt tới mọi cấp bậc trong tổ chức. Ở nhiều tình huống cụ thể cần phải ghi chép chính xác và liên hệ tới các cơ quan chức năng, nhất là trách nhiệm của người lao động làm việc tạm thời.
Ở bát kỳ tổ chức nào, việc này cũng đều rất cần thiết. Nó thể hiện rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng chức vụ, vị trí. Nhân sự/người lao động sẽ biết được mình cần làm gì và phải tương tác như thế nào với người khác.
Theo Chungnhanquocte.com
4.8/5 (90 votes)