Phụ cấp lương là gì? Phụ cấp lương có cần đóng BHXH không?
08/03/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Phụ cấp lương là gì? Mức phụ cấp lương bao nhiêu? Bao gồm các khoản tiền nào? Phụ cấp lương có cần đóng BHXH không? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ở ngay trong bài viết này, cùng dành thời gian tìm hiểu bạn nhé!
Phụ cấp lương là gì?
Theo thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: Phụ cấp lương chưa được định nghĩa cụ thể. Ngoài ra, căn cứ vào điểm b khoản 5 Điều 3 của thông tư này bạn có thể hiểu: Phụ cấp lương chính là khoản tiền dùng để bù đắp về tính chất công việc, điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt.
Phụ cấp lương chính là khoản tiền dùng để bù đắp về tính chất công việc, điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt…
Hay độ thu hút lao động mà mức lương trong HĐLĐ chưa đầy đủ hoặc chưa tính. Đồng thời, phụ cấp lương cần gắn liền với quá trình làm việc cũng như kết quả thực hiện công việc của những người lao động.
Mức phụ cấp lương bao nhiêu? Bao gồm các khoản tiền nào?
Dựa vào điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH đã chỉ rõ phụ cấp lương theo thỏa thuận từ hai bên. Vì vậy sẽ không có mức phụ cấp cụ thể.
Tuy nhiên căn cứ theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có các loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp chức danh, chức vụ.
- Phụ cấp thu hút.
- Phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp khu vực.
- Phụ cấp thâm niên.
- Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
- Phụ cấp lưu động.
- Một số phụ cấp có tính chất tương tự.
Lưu ý: Tiền xăng xe, tiền ăn, tiền điện thoại… không phải là phụ cấp.
Trả phụ cấp lương cho người lao động có bắt buộc không?
Theo điều 21 BLLĐ 2019: Nội dung chủ yếu của HĐLĐ cần phải có mức lương theo công việc hoặc chức danh, thời hạn trả lương, hình thức trả lương và một số khoản bổ sung khác. Có thể thấy phụ cấp lương thuộc nội dung chủ yếu phải có trong HĐLĐ.
Trả phụ cấp lương cho người lao động không bắt buộc
Thế nhưng, đây chỉ là phụ cấp lương với mục đích bù đắp yếu tố mà mức lương trong HĐLĐ chưa đầy đủ hoặc chưa tính. Theo đó, không phải bất cứ người lao động nào cũng được trả phụ cấp.
Chưa hết, nếu yếu tố này đã được tính đầy đủ và xem xét trong mức lương ở HĐLĐ. Thì người lao động sẽ không nhận thêm phụ cấp. Chính vì vậy, người sử dụng lao động không bắt buộc phải trả thêm phụ cấp cho mọi người lao động.
Phụ cấp lương có cần đóng BHXH không?
Theo khoản 2 điều 89 Luật BHXH 2014, tiền lương tháng đóng BHXH là phụ cấp lương cũng như mức lương và một số khoản bổ sung khác. Như vậy, phần phụ cấp lương của người lao động cũng phải trích đóng BHXH bắt buộc.
Theo khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định có 8 loại phụ cấp lương tính đóng BHXH:
- Phụ cấp chức danh, chức vụ.
- Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
- Phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp khu vực.
- Phụ cấp thâm niên.
- Phụ cấp lưu động.
- Phụ cấp thu hút.
- Một số phụ cấp có tính chất tương tự.
Phụ cấp lương có tính đóng thuế TNCN không?
Theo quy định của điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN: Tiền công, tiền lương và một số khoản phụ cấp, trọ cấp sẽ được tính là thu nhập chịu thuế cá nhân của người lao động.
Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN nêu rõ một số khoản phụ cấp không tính thuế TNCN như sau:
- Phụ cấp ưu đãi mồi tháng theo quy định về ưu đãi người có công.
- Phụ cấp an ninh, quốc phòng.
- Phụ cấp nguy hiểm, độc hại đối với các công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế bản, thôn.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Ngoài các phụ cấp trên, phụ cấp khác sẽ bị tính thuế TNCN.
Chú ý: Chỉ phải nộp thuế TNCN nếu bạn có thu nhập tính thuế (thu nhập cao).
Theo LuatVietnam
4.9/5 (108 votes)