Tiểu sử Thích Thiện Túc: Cố hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44

calendar 31/03/2024 user Đăng bởi: Hà Thu

Thích Thiện Túc được biết đến là cố hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44. Ông còn là Trụ Trì chùa An Thành, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Để hiểu rõ hơn về con người và sự nghiệp của ông, mời bạn cùng theo dõi đôi nét về cố Hòa Thượng Thích Thiện Túc trong bài viết này.

Thân thế của Thích Thiện Túc

Cố hòa thượng có pháp danh là Nguyên Phú, tự Thiện Túc, hiệu Quang Minh thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44, thế danh Huỳnh Số. Ông sinh năm 1949, tại Thạch Tân, Kỳ Anh(nay thuộc Tam Thăng, Tam Kỳ, Quảng Nam).

 

Hòa thượng Thích Thiện Túc

Hòa thượng Thích Thiện Túc


Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhiều đời thâm tín và phụng sự Tam bảo. Nên ông sớm có cơ duyên gặp Phật Pháp và ươm mầm hạt giống Bồ đề.

Thích Thiện Túc là người con thứ 5 trong gia đình có 8 anh em. Trong đó, thân phụ là cụ Huỳnh Thoảng, pháp danh Quảng Áp. Thân mẫu là cụ Phạm Thị Trì, pháp danh Nhuận Niệm.

Thích Thiện Túc xuất gia tu học năm nào?

Năm 1965, Thích Thiện Túc phát tâm xuất gia tu học với cố Hòa thượng Bổn sư Thích Từ Ý. Năm 1972, nhờ được sự ân cần chỉ bảo dạy dỗ của Bổn sư và sự nỗ lực hết mình của bản thân Hòa thượng thọ giới Sa di tại Đại giới đàn chùa Kim Quang, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Năm 1976, ông thọ giới Tỳ- kheo tại Đại giới đàn chùa Hưng Long, tỉnh Bình Định. Giai đoạn năm 1972-1975, Hòa thượng nhập chúng tu học tại chùa Phú Sơn, xã Tam Kỳ, huyện Núi Thành.

Giai đoạn năm 1976-1995, Hòa thượng được Bổn sư chấp thuận cho đến cầu pháp y chỉ sư với cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên tại chùa Đạo Nguyên, phường Tân Thạch, TP.Nam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Quá trình hành đạo của cố hòa thượng Thiện Túc

Sau khi hoàn thành giới pháp, Hoà thượng càng tinh tấn hơn, hoàn thành tốt mọi công việc mà Thầy tổ giao phó. Do vậy, ông được Thầy tổ giao cho nhiều Phật sự quan trọng hơn.

Trong những năm (1996-2000), ông được phát nguyện về chùa Bảo Minh, phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để hướng dẫn các Phật tử tu học và từng bước xây dựng trùng tu lại ngôi nhà lam khang trang.

Năm 2001, tín đồ Phật tử chùa An Thành, xã Bình An, huyện Thăng Bình,đã thỉnh mời Hòa thượng Thích Thiện Túc tiếp nhận trụ trì để hướng dẫn các Phật tử tu học tại đây.

Năm 2012, Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam đề cử Trung ương giáo hội tấn phong Thích Thiện Túc lên hàng giáo phẩm Thượng tọa.

Tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kì 2012-2017, Hòa thượng được tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa thượng. Năm 2021, Hòa thượng được cung thỉnh làm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Thăng Bình.

Viên tịch

Mặc dù, Hòa thượng Thích Thiện Túc bị lâm vào trọng bệnh nhưng ngài vẫn luôn tinh tấn với kệ kinh, khi thì đối trước án Phật,lúc thì mặc niệm trong tâm và không ngưng niệm Phật.

 

Lễ tang hòa thượng Thích Thiện Túc

Lễ tang hòa thượng Thích Thiện Túc


Hòa thượng viên tịch vào lúc: 02 giờ 40 phút, ngày 19 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 26 tháng 11 năm Nhâm Dần), tại chùa An Thành. Trụ thế 74 năm, 47 Hạ Lạp. Hòa thượng ra đi để lại cho môn đồ nhiều nỗi thương tiếc, Phật giáo huyện Thăng Bình mất đi một bậc tùng lâm thạch trụ.

Mong rằng với những thông tin được tổng hợp bên trên, bạn sẽ nắm rõ những thông tin về tiểu sử quá trình tu hành của Hòa thượng Thích Thiện Túc. Để khám phá thêm nhiều tin tức hữu ích khác cùng chủ đề, mời bạn theo dõi website mỗi ngày bạn nhé.

Theo phatgiaoquangnam.com

4.8/5 (22 votes)

03 05/24

Tiểu sử Thích Pháp Hòa: Chư tăng trẻ nổi tiếng uyên bác

Thích Pháp Hòa là chư tăng trẻ có sức ảnh hưởng lớn đến Phật tử trong và ngoài nước. Thầy được biết tới với bài giảng đem lại cảm giác bình dị, hòa ái qua lần giảng Pháp.

01 05/24

Giác Lệ Hiếu: Sư cô trẻ tài năng của nền Phật Giáo

Giác Lệ Hiếu là sư cô tài năng với học vị uyên thâm của nền Phật Giáo Việt Nam. Ni – Sư trẻ này đã được vinh dự nhận bằng Tiến Sĩ chuyên ngành Phật tại Hàn Quốc.

29 04/24

Tiểu sử thầy Thích Phước Tiến: Thượng Tọa có nhiều bài giảng pháp

Thích Phước Tiến có nhiều bài giảng pháp hay được đông đảo Phật tử yêu mến. Cách diễn giải của thầy ngắn gọn, sâu sắc và ngôn từ đơn giản, dễ hiểu.

27 04/24

Tiểu sử Thích Nữ Hương Nhũ: Sư cô có bài giảng thuyết gần gũi

Thích Nữ Hương Nhũ là một trong những sư cô có nhiều bài giảng thuyết pháp hay, gần gũi. Hầu hết cách nói của nhà sư đều phù hợp mọi đối tượng từ trẻ tuổi.

25 04/24

Tiểu sử thiền sư Ajahn Chah: Dòng tu khổ hạnh trong rừng Thượng tọa độ

Ajahn Chah người có tầm ảnh hưởng lớn đến với nền Phật giáo toàn thế giới. Cuộc đời hành đạo của ông là minh chứng sáng rõ nhất đã để lại nhiều bài học quý giá cho các lứa học trò.

23 04/24

Tiểu sử Thích Thanh Từ: Người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Thích Thanh Từ là một thiền sư nổi tiếng ở Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn đối với nền Phật học và Phật học Việt Nam.

21 04/24

Tiểu sử Thích Thiện Túc: Cố hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44

Thích Thiện Túc được biết đến là cố hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44. Ông còn là Trụ Trì chùa An Thành, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

19 04/24

Tiểu sử Thích Minh Niệm: Thiền sư giảng đạo ý nghĩa, gần gũi

Thích Minh Niệm là một trong những vị Thiền sư được biết đến đông đảo mọi người biết đến. Sư có nhiều bài giảng về Phật pháp, đời sống ý nghĩa và gần gũi.

17 04/24

Tiểu sử Minh Châu Hương Hải: Vị Thiền sư nổi tiếng Việt Nam

Minh Châu Hương Hải tục gọi là Tổ Cầu - một Thiền sư nổi tiếng Việt Nam ở thời Hậu Lê. Được biết, ông có công rất lớn trong việc khôi phục Thiền phái Trúc Lâm.

15 04/24

Tiểu sử Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: Vị Thánh bảo trợ của Tây Tạng

Đạt Lai Lạt Ma là danh xưng chỉ một nhà lãnh đạo tinh thần của đạo Phật giáo Tây Tạng. Ông đang tại vị đời thứ 14 và được đông đảo Phật tử, Tăng ni ngưỡng mộ, tôn sùng.

13 04/24

Tiểu sử Thích Nhất Hạnh: Thiền sư có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo phương Tây

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn thứ 2 ở phương Tây, chỉ sau ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.