Tiểu sử Thích Nhất Hạnh: Thiền sư có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo phương Tây
25/01/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn thứ 2 ở phương Tây, chỉ sau ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Ngài theo truyền phái Đại thừa và là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” trong cuốn sách Việt Nam(Hoa sen trong Biển Lửa xuất bản năm 1967). Ngay sau đây, hãy cùng chuyên trang đến với nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về vị thiền sư này!
Chân dung thiền sư Thích Nhất Hạnh(một vị tăng sĩ Phật giáo Việt Nam)
Thầy Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, tác giả của nhiều văn thơ với bút danh Nguyễn Lang và nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng trên thế giới.
Một góc của tu viện Làng Mai ở Pháp xây dựng năm 1985
Sau đây, hãy cùng đến với tiểu sử cuộc đời thầy Thích Nhất Hạnh.
Cuộc đời thầy Thích Nhất Hạnh |
Chi tiết |
Thời thơ ấu |
- Thích Nhất Hạnh(tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo), sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại Huế. - Năm 1949(13 tuổi), thầy đã xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu(Huế), được hòa thượng Thanh Quý Châu Thật dẫn dắt và lấy pháp danh là Trừng Quang, pháp hiệu là Nhất Hạnh. - Tuy mới chỉ là một tu sĩ trẻ nhưng thầy Nhất Hạnh đã sớm bộc lộ tinh thần nhiệt huyết của mình trong Phật giáo Việt Nam. |
Cơ duyên đến với Phật pháp |
- Ngay từ khi còn rất trẻ, thầy Nhất Hạnh đã tiếp xúc và đọc rất nhiều tư liệu về Phật giáo. - Trong một lần vô tình ngang qua, thiền sư nhìn thấy bức tranh của một họa sĩ vẽ Đức Phật ngồi trên thảm cỏ. Từ đó, thầy đã suy nghĩ và mong muốn sau này sẽ trở thành một người như vậy. |
Con đường học vấn và giảng dạy |
- Ông theo học và tốt nghiệp tại Phật học Viện Báo Quốc theo trường phái Đại thừa, chính thức trở thành nhà sư năm 23 tuổi. - Năm 1956, thiền sư đảm nhận vai trò tổng biên tập tờ Phật giáo Việt Nam. - Năm 1960, thầy thành lập trường Thanh niên phụng sự xã hội(SYSS) tại Sài Gòn, một tổ chức các hoạt động cứu trợ nhân đạo và giúp xây dựng lại những ngôi làng bị bom đạn tàn phá do chiến tranh. - Năm 1961, thầy sang Hoa Kỳ để giảng dạy về tôn giáo và lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo tại Đại học Columbia(1963). Sau đó, sáng lập nhà xuất bản Lá Bối và là một thành viên tại Viện Đại học Vạn Hạnh. - Tháng 6/1965, thầy viết thư cho Martin Luther King Jr(nhà hoạt động nổi tiếng ở Mỹ) để kêu gọi ông công khai chống chiến tranh tại Việt Nam. - Ngày 1/5/1966, thiền sư được sư phụ Châu Thật trao Ấn khả tại chùa Từ Hiếu. Thầy chính thức trở thành một vị thiền sư và là một nhà lãnh đạo của ngôi chùa này. - Năm 1970, thầy tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Sorbone(Pháp) và đã viết sách về nghệ thuật chánh niệm, sống hòa bình. - Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, thầy không được trở về Việt Nam. Nhưng trong suốt thời gian đó, ông vẫn tích cực nghiên cứu, học tập và xây dựng cộng đồng Phật giáo Sweet Potato gần Paris(Pháp) năm 1975. - Năm 1982, cộng đồng Phật giáo của thiền sư Thích Nhất Hạnh di chuyển tới vùng Dordogne(Pháp) và cho xây dựng tu viện Làng Mai(Đạo tràng Mai Thôn). |
Tiểu sử cuộc đời thầy Thích Nhất Hạnh
Thầy Thích Nhất Hạnh đã trở thành nhà sư Việt Nam đầu tiên đưa Phật giáo sang các nước phương Tây và thành lập 6 tu viện cùng hàng chục trung tâm trên khắp nước Mỹ và châu Âu.
Thầy Thích Nhất Hạnh vinh dự được đề cử giải Nobel Hòa bình(1967)
Thiền sư vừa là nhà tu hành nhưng cũng được biết đến như một tác giả với hơn 100 bài viết về thiền định, chánh niệm, Phật giáo bằng cả tiếng Anh và Việt. Các ấn phẩm sách của thầy cũng đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau.
Những thành tựu vĩ đại của thầy Thích Nhất Hạnh đối với hội giáo Phật pháp
Một số các tác phẩm tiêu biểu của thầy Thích Nhất Hạnh như: Gia đình tin Phật(1952), Bông hồng cài áo(1962 mùa Vu lan), Nẻo vào thiền học(1971), Phép lạ của sự tỉnh thức(1999),... và còn vô số văn bản khác nữa.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tiểu sử một thiền sư có tầm ảnh hưởng lớn đến Phật giáo ở phương Tây - Thích Nhất Hạnh. Cảm ơn quý độc giả đã yêu thích và cùng chờ đón những ấn phẩm tiếp theo của chuyên trang nhé!
Theo: vi.wikipedia.org và chiasedaophat.com
4.9/5 (84 votes)