Tiểu sử Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: Vị Thánh bảo trợ của Tây Tạng

calendar 28/03/2024 user Đăng bởi: Hà Thu

Đạt Lai Lạt Ma là danh xưng chỉ một nhà lãnh đạo tinh thần của đạo Phật giáo Tây Tạng. Ông đang tại vị đời thứ 14 và được đông đảo Phật tử, Tăng ni ngưỡng mộ, tôn sùng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, bồ Tát Từ Bi. Để hiểu rõ hơn về vị Thánh bảo trợ của Tây Tạng, mời bạn tham khảo thông tin được tổng hợp bên dưới.

Tiểu sử về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – Tenzin Gyatso tự cho bản thân là một tu sĩ Phật giáo đơn giản. Người là nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị Thánh bảo trợ của Tây Tạng

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị Thánh bảo trợ của Tây Tạng


Được biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sinh ngày 6/7/1935 tại Taktser, Amdo, đông bắc Tây Tạng trong một gia đình nông nghiệp. Năm 2 tuổi, ông được đặt tên là Lhamo Dhondup avf được công nhận là hóa thân của Thubten Gyatso -  Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Kế hoạch hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Ngày 21/9/1987, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề xuất một Kế hoạch Hòa Bình 5 điểm cho Tây Tạng tại quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC. Đây là bước đầu tiên hướng đến một giải pháp hòa hình trong bối cảnh ngày càng tồi tệ ở Tây Tạng. Cụ thể:

-          Chuyển đổi Tây Tạng toàn bộ thành một vùng hòa bình.

-          Loại bỏ chính sách chuyển đổi dân số của Trung Quốc với mục đích đe dọa đến sự tồn tại của người dân Tây Tạng.

-          Tôn trọng nhân quyền cơ bản và quyền tự do dân chủ của người Tây Tạng.

-          Phục hồi, bảo vệ môi trường tự nhiên của Tây Tạng. Đồng thời từ bỏ việc Trung Quốc sử dụng vùng này để sản xuất vũ khí hạt nhân, đổ chất thải hạt nhân.

-          Đàm phán nghiêm túc về tình trạng tương lai của Tây Tạng và các mối quan hệ giữa nhân dân 2 khu vực Tây Tạng và Trung Quốc.

Ngày 15/6/1988, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích thêm về điểm cuối cùng của Kế hoạch Hòa Bình 5 điểm trong buổi trò chuyện với các thành viên của Quốc Hội Châu Âu tại Strasbourg.

Người đã đề nghị những cuộc đàm phán giữa nhân dân Tây Tạng với Trung Quốc. Mục đích nhằm dẫn đến một thực thể chính trị dân chủ tự do cho cả 3 tỉnh của Tây Tạng.

Tổ chức này sẽ liên kết với Chính phủ Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đồng thời tiếp tục chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại cũng như biện hộ của Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nghỉ hưu chính trị

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Đại Biểu Nhân Dân Tây Tạng vào ngày 14/3/2011. Nội dung bức thư yêu cầu giải tỏa quyền lực tạm thời của ông. Vì ông vẫn là nguyên thủ quốc gia theo Hiến chương Tây Tạng lưu vong.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã viết thư yêu cầu giải tỏa quyền lực tạm thời của mình vào ngày 14/3/2011

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã viết thư yêu cầu giải tỏa quyền lực tạm thời của mình vào ngày 14/3/2011


Người tuyên bố rằng bản thân đã chấm dứt vai trò nắm giữ quyền lực chính trị và tâm linh tại đây. Đồng thời, ông cũng nói rõ ràng sẽ tiếp tục thân phận của bốn vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên chỉ liên quan đến vấn đề tâm linh.

Ngài còn khẳng định rằng lãnh đạo dân chủ được bầu sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các vấn đề chính trị của Tây Tạng.

Đến ngày 29/5/2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ký kết vào văn bản chính thức chuyển giao quyền lực của Người cho nhà lãnh đạo được người dân cả nước bầu cử một cách dân chủ.

Trên đây là những thông tin tổng hợp chi tiết tiểu sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Để theo dõi thêm nhiều bài viết hay, bổ ích khác, bạn đừng quên theo dõi hệ thống mỗi ngày.

Theo chiasedaophat.com, hoasenphat.com.

4.8/5 (4 votes)

25 04/24

Tiểu sử Thích Pháp Hòa: Chư tăng trẻ nổi tiếng uyên bác

Thích Pháp Hòa là chư tăng trẻ có sức ảnh hưởng lớn đến Phật tử trong và ngoài nước. Thầy được biết tới với bài giảng đem lại cảm giác bình dị, hòa ái qua lần giảng Pháp.

23 04/24

Giác Lệ Hiếu: Sư cô trẻ tài năng của nền Phật Giáo

Giác Lệ Hiếu là sư cô tài năng với học vị uyên thâm của nền Phật Giáo Việt Nam. Ni – Sư trẻ này đã được vinh dự nhận bằng Tiến Sĩ chuyên ngành Phật tại Hàn Quốc.

21 04/24

Tiểu sử thầy Thích Phước Tiến: Thượng Tọa có nhiều bài giảng pháp

Thích Phước Tiến có nhiều bài giảng pháp hay được đông đảo Phật tử yêu mến. Cách diễn giải của thầy ngắn gọn, sâu sắc và ngôn từ đơn giản, dễ hiểu.

19 04/24

Tiểu sử Thích Nữ Hương Nhũ: Sư cô có bài giảng thuyết gần gũi

Thích Nữ Hương Nhũ là một trong những sư cô có nhiều bài giảng thuyết pháp hay, gần gũi. Hầu hết cách nói của nhà sư đều phù hợp mọi đối tượng từ trẻ tuổi.

17 04/24

Tiểu sử thiền sư Ajahn Chah: Dòng tu khổ hạnh trong rừng Thượng tọa độ

Ajahn Chah người có tầm ảnh hưởng lớn đến với nền Phật giáo toàn thế giới. Cuộc đời hành đạo của ông là minh chứng sáng rõ nhất đã để lại nhiều bài học quý giá cho các lứa học trò.

15 04/24

Tiểu sử Thích Thanh Từ: Người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Thích Thanh Từ là một thiền sư nổi tiếng ở Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn đối với nền Phật học và Phật học Việt Nam.

13 04/24

Tiểu sử Thích Thiện Túc: Cố hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44

Thích Thiện Túc được biết đến là cố hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44. Ông còn là Trụ Trì chùa An Thành, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

11 04/24

Tiểu sử Thích Minh Niệm: Thiền sư giảng đạo ý nghĩa, gần gũi

Thích Minh Niệm là một trong những vị Thiền sư được biết đến đông đảo mọi người biết đến. Sư có nhiều bài giảng về Phật pháp, đời sống ý nghĩa và gần gũi.

09 04/24

Tiểu sử Minh Châu Hương Hải: Vị Thiền sư nổi tiếng Việt Nam

Minh Châu Hương Hải tục gọi là Tổ Cầu - một Thiền sư nổi tiếng Việt Nam ở thời Hậu Lê. Được biết, ông có công rất lớn trong việc khôi phục Thiền phái Trúc Lâm.

07 04/24

Tiểu sử Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: Vị Thánh bảo trợ của Tây Tạng

Đạt Lai Lạt Ma là danh xưng chỉ một nhà lãnh đạo tinh thần của đạo Phật giáo Tây Tạng. Ông đang tại vị đời thứ 14 và được đông đảo Phật tử, Tăng ni ngưỡng mộ, tôn sùng.

05 04/24

Tiểu sử Thích Nhất Hạnh: Thiền sư có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo phương Tây

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn thứ 2 ở phương Tây, chỉ sau ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.