Thành kiến nhận thức là gì? Tìm hiểu các loại thành kiến của nhận thức
09/10/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Thành kiến nhận thức là lỗi sai trong suy nghĩ có khi bạn xử lý thông tin, đưa quyết định, đánh giá. Nó thường xuyên xảy ra nhưng chúng ta ít khi nhận ra điều đó.
Những thông tin dưới đây do chuyên trang cung cấp có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về thành kiến. Vì vậy, nếu đang tìm hiểu, quý độc giả đừng vội lướt qua bài viết hữu ích này.
Khái niệm của thành kiến nhận thức
Thành kiến nhận thức là lỗi sai trong suy nghĩ, nó diễn ra khi con người xử lý thông tin, đưa quyết định hoặc một đánh giá nào đó.
Thành kiến nhận thức là lỗi sai trong suy nghĩ của con người
Thành kiến nhận thức xảy ra thường xuyên, nhưng con người rất ít khi nhận ra được điều đó. Nguyên nhân là vì bộ não của chúng ta có xu hướng đơn giản hóa thông tin mới bằng cách liên hệ với những gì đã từng xảy ra “tương tự” trong quá khứ.
Có rất nhiều loại thành kiến nhận thức, chúng ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi của bạn trong nhiều phương diện. Ai cũng có những biểu hiện của thành kiến nhận thức dù muốn hay không muốn.
Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để loại bỏ chúng ra khỏi người. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng để ý những biểu hiện của thành kiến nhận thức để biết được khi nào bản thân đang bị thiên lệch trong suy nghĩ và hành vi.
Thành kiến nhận thức có biểu hiện thế nào?
Thành kiến nhận thức sẽ ảnh hưởng, chi phối suy nghĩ, hành vi của bạn khi:
- Chỉ quan tâm đến nguồn thông tin bản thân đồng tình, ủng hộ.
Thành kiến nhận thức sẽ ảnh hưởng, chi phối suy nghĩ, hành vi khi bạn chỉ quan tâm đến nguồn thông tin bản thân đồng tình, ủng hộ
- Đổ lỗi cho hoàn cảnh không nằm trong tầm kiểm soát khi sự việc xảy ra không đúng với ý của bạn.
- Bạn nghĩ thành công của người khác là do may mắn, nhưng thành quả của mình là do bản thân nỗ lực phấn đấu đạt được.
- Bạn nghĩ rằng ai cũng có suy nghĩ giống mình.
- Bạn học nhanh và nghĩ rằng bản thân thật thông minh khi có thể lĩnh hội, thuần thục nhanh như vậy.
3 loại thành kiến nhận thức
Thành kiến nhận thức thường có 3 loại là: Confirmation bias, The Dunning-Kruger Effect và In-group bias, cụ thể:
Hiệu ứng tự cho mình là giỏi làm con người có xu hướng đơn giản hóa sự việc, sự vật, chủ đề, hiện tượng đang được nói đến
Confirmation bias: Thành kiến xác nhận
Thành kiến xác nhận đề cập đến xu hướng chỉ tìm kiếm thông tin cùng chiều với điều bạn đã tin tưởng. Đây là một yếu tố đặc biệt nguy hiểm của thành kiến nhận thức.
Chúng ta thường nhớ đến những thành công của mình nhiều hơn so với những lần thất bại, xấu hổ. Dần dần, mọi người sẽ chú ý đến những điều quan trọng, đáng để tâm đối với họ. Đồng thời loại bỏ những điều không quan trọng hoặc không liên quan ra bên ngoài.
Cuối cùng, biểu hiện rõ rệt nhất của Confirmation bias là hành vi chủ động né tránh thông tin có thể khiến bạn không hài lòng, thoải mái, làm sai,...
The Dunning-Kruger Effect: Hiệu ứng tự cho mình là giỏi
Có bao giờ bạn làm một việc gì đó rất giỏi, tốt và được mọi người, đồng nghiệp khen ngợi? Sau đó bạn thấy rằng trình độ của mình thực sự tốt so với những người xung quanh và tự cho rằng mình rất giỏi trong việc này?
Hiệu ứng tự cho mình là giỏi
Nếu gật đầu đồng tình, rất có khả năng bạn đã là nạn nhân của The Dunning-Kruger Effect(Hiệu ứng tự cho mình là giỏi).
Hiệu ứng này làm con người có xu hướng đơn giản hóa sự việc, sự vật, chủ đề, hiện tượng đang được nói đến vì bạn nghĩ rằng bản thân đã biết rất rõ về chuyện đó rồi.
The Dunning-Kruger Effect khiến trí tò mò của chúng ta bị giới hạn. Nguy hiểm hơn nữa, nó làm bạn tưởng rằng bản thân đã là thông minh xuất chúng.
In-group bias: Ưu tiên người nhà
Ưu tiên người nhà là khi bạn có xu hướng thiên vị ý kiến, đánh giá, nhận định của người nhà, người quen hơn là người ngoài.
Thành kiến này sẽ làm giảm tính khách quan trong việc nhìn nhận lại một vấn đề. In-group bias xảy ra phổ biến trong chọn lọc người kế nhiệm và lĩnh vực tuyển dụng.
Theo Thinkingschool.vn
4.9/5 (86 votes)