Cognitive Dissonance Theory(thuyết bất hòa nhận thức) là gì? Ứng dụng của nó trong giao tiếp và quản lý
08/02/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Thuyết bất hòa nhận thức là một dạng tâm lý hầu hết ai cũng gặp phải. Dùng để mô tả cảm giác khó chịu khi cá nhân họ có hai niềm tin xung đột với nhau.
Vậy để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như những ứng dụng của Cognitive Dissonance Theory. Ngay sau đây, hãy cùng chuyên trang tìm hiểu khám phá nội dung bài viết hữu ích này!
Thuyết bất hòa nhận thức là gì
Thuyết bất hòa nhận thức là một cảm giác mang lại sự khó chịu, căng thẳng khi con người nhận thức được nhiều hơn hai ý tưởng, niềm tin bị trái ngược với nhau cùng một lúc.
Sự bức bối đó xuất hiện khi niềm tin của con người chạm đến bằng chứng trái ngược với niềm tin vốn có hiện tại. Lúc này, tâm trí của họ sẽ bị tấn công bởi vô vàn những nghi ngờ.
Để thoát khỏi cảm giác đó, họ sẽ tìm cách giải quyết bằng cách trấn an lại bản thân hoặc tìm ra những thông tin phù hợp với niềm tin của mình, hạn chế đối mặt với các thông tin sai lệch với niềm tin của họ.
Thuyết bất hòa nhận thức trong tiếng Anh có tên gọi là Cognitive Dissonance Theory
Thuyết bất hòa nhận thức xuất hiện từ cuối thập niên 50 của TK20, được phát triển bởi nhà tâm lý học Leon Festinger(1957), quan tâm đến các mối quan hệ giữa các nhận thức.
Khi nhận ra được bất hòa nhận thức, trong giao tiếp, sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết một cách dễ dàng. Ngoài ra, còn giúp cho doanh nghiệp, tổ chức dự báo xu hướng cam kết thay đổi hành vi và thái độ của mình.
Thuyết bất hòa nhận thức rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày
Hãy cùng chuyên trang liệt kê ra 4 cách để làm giảm sự bất hòa nhận thức, cụ thể:
- Tìm cách sửa đổi hành vi hoặc nhận thức.
- Bào chữa nhận thức hoặc hành vi bằng cách thay đổi xung đột nhận thức.
- Bào chữa nhận thức hoặc hành vi bằng cách tiếp thu và thêm những nhận thức mới.
- Bỏ qua hoặc từ chối các thông tin xung đột với nhận thức ở hiện tại.
Ngay sau đây, bảng bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về những ứng dụng của thuyết bất hòa trong cuộc sống ngày hằng ngày, bao gồm:
Hiểu rõ thuyết bất hòa nhận thức sẽ giúp bạn cởi mở hơn
Ứng dụng |
Chi tiết |
Nhà quản lý, tổ chức |
- Giúp doanh nghiệp dự báo xu hướng cam kết thay đổi hành vi và thái độ. - Khi những áp lực của bất hòa càng lớn, nếu tổ chức biết quân bình được tầm quan trọng của nó, áp lực bất hòa sẽ ngày càng giảm. - Ví dụ, nhân viên làm việc trong nhà máy sản xuất thuốc lá cảm thấy có sự bất hòa rất lớn giữa công việc và những tác hại do thuốc lá mang lại cho xã hội. - Như vậy, nhà quản lý cần tìm ra hướng giải quyết để giảm sự bất hòa này. Bằng các hoạt động hỗ trợ cho xã hội từ nguồn lợi nhuận do kinh doanh thuốc lá đem lại hoặc tạo điều kiện cho chính sách tiền lương để động viên nhân viên. |
Trong giao tiếp |
- Thuyết phục một ai đó để họ tin tưởng vào vấn đề, tư tưởng và khiến họ hành động chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi mỗi người đều sẽ có cách nghĩ riêng, nhận thức khác nhau nên rất khó để khiến họ thay đổi. - Ngoài ra, chưa kể đến trong quá trình thảo luận. Bạn sẽ gặp những người từ chối hoặc phản bác lại ý kiến nhận định của mình, vì nó khác với niềm tin vốn có của họ. - Khi gặp trường hợp này, đa số ai cũng sẽ cảm thấy tức giận, phẫn nộ và cho rằng đối phương là người bảo thủ. Có thể thấy rằng, rất khó để thay đổi ý kiến nhận thức của một ai. - Do đó, nếu như bạn hiểu về thuyết bất hòa nhận thức sẽ giúp bạn hiểu và cảm thông hơn cho người đối diện. |
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuyết bất hòa nhận thức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để dễ dàng giải quyết công việc trong cuộc sống hằng ngày.
Theo: cet.edu.vn và vietnambiz.vn
4.8/5 (82 votes)