Top những hiệu ứng tâm lý nổi bật nhất hiện nay
27/04/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay, những hiện tượng tâm lý có lẽ không còn lạ lẫm gì với mọi người. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ chưa biết được tên gọi cũng như hiểu rõ tường tận về chúng.
Có rất nhiều các hiệu ứng tâm lý khác nhau. Ngay sau đây, chuyên trang sẽ liệt kê top những hiện tượng tâm lý nổi bậc nhất. Hãy cùng khám phá thôi nào!
Chủ nghĩa hiện thực ngây thơ
Trong tâm lý học xã hội, đây là xu hướng con người tin rằng chúng ta nhìn thế giới xung quanh một cách khách quan hơn là một sự xây dựng, giải thích thực tế một cách chủ quan.
Chủ nghĩa hiện thực ngây thơ cho rằng chúng ta nhận thức thế giới xung quanh một cách trực tiếp
Thuật ngữ này, được đặt ra bởi nhà tâm lý học xã hội Lee Ross và một số các đồng nghiệp của ông vào những năm 1990.
Hiệu ứng “hơn mức trung bình” và “kém mức trung bình”
Hiệu ứng “kém mức trung bình” là xu hướng con người đánh giá thấp những thành tựu và năng lực của một người trong mối quan hệ với người khác. Nó dường như xảy ra khi cơ hội thành công được coi là cực kỳ hiếm.
2 hiệu ứng này đối lập với nhau
Hiệu ứng “hơn mức trung bình” được xem là tình trạng sai lệch về nhận thức. Trong đó, một người đánh giá quá cao năng lực và phẩm chất của bản thân trong mối quan hệ với những phẩm chất và năng lực tương tự với người khác.
Hiệu ứng Dunning-Kruger
Hiệu ứng Dunning-Kruger là một thiên kiến về nhận thức, cho rằng mọi người thường đánh giá sai kiến thức hoặc khả năng của họ trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng xu hướng này thường xảy ra là do siêu nhận thức
Hiệu ứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả những người giỏi, có năng lực đôi khi vẫn gặp phải hiệu ứng Dunning-Kruger.
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu
Hiệu ứng này đề cập đến thực tế là mọi người thường đánh giá quá cao mức độ chú ý của người khác dành cho mình.
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu nhắc nhở rằng chúng ta không phải là trung tâm của tất cả mọi người
Thuật ngữ này được đặt ra bởi Thomas Gilovich và Kenneth Savitsky. Trong thế giới tâm lý học, hiện tượng này xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Current Directions in Psychological Science vào năm 1999.
Hiệu ứng Baader-Meinhof
Hiệu ứng Baader-Meinhof là sự ảo tưởng rằng một từ, một tên hoặc thứ gì đó khi đã được chú ý vào, bỗng nhiên nó xuất hiện với tần suất cao hơn. Tức là bạn sẽ thấy nó nhiều hơn.
Hiệu ứng Baader-Meinhof hay còn gọi là ảo tưởng tần suất
Hiệu ứng này giải thích rằng khi não bạn cảm thấy hứng thú với một thông tin hay một điều gì đó bạn vừa biết được, khi đó sự chú ý chọn lọc bắt đầu xảy ra.
Hiệu ứng bàng quan / người ngoài cuộc
Hiệu ứng bàng quan là hiện tượng trong đó số lượng người có mặt càng đông thì khả năng giúp đỡ một người gặp nạn càng ít đi.
Càng nhiều người vây quanh, bạn sẽ ít có khả năng được giúp đỡ
Hiểu đơn giản hơn là mọi người đều nghĩ rằng ai đó sẽ giúp nạn nhân chứ không phải mình. Hoặc nếu mọi người không ai giúp chứng tỏ tình huống này không nghiêm trọng lắm, nên mình cũng không cần làm gì cả.
Hiệu ứng Barnum / Forer
Hiệu ứng Barnum cho rằng mọi người thường tin vào những điều họ cảm thấy chỉ đúng với cá nhân họ. Trong khi thực tế, những thông tin này rất chung chung và đúng với nhiều người khác nữa.
Hiệu ứng Barnum được nhắc đến lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học Paul Meehl vào năm 1956
Hiệu ứng tâm lý này xuất hiện nhiều nhất khi bạn đọc về cung hoàng đạo, tử vi hay bói toán,… đặc biệt khi đó là những thông tin tích cực.
Hiệu ứng chim mồi
Trong marketing, hiệu ứng chim mồi mô tả cách thức khi mỗi người chúng ta đang lựa chọn giữa hai vật gì đó, việc thêm một lựa chọn thứ ba kém hấp dẫn hơn(chim mồi hay mồi nhử) có thể sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về hai lựa chọn ban đầu.
Hiệu ứng chim mồi đôi khi còn được gọi là hiệu ứng ưu thế bất đối xứng
Trên đây là toàn bộ thông tin về top những hiệu ứng tâm lý nổi bật nhất 2021. Đừng quên follow chuyên trang để biết thêm những nội dung hấp dẫn khác nhé.
Theo: sofiablogvn.com
4.9/5 (66 votes)