Hiệu ứng Dunning–Kruger là gì? Làm sao để hạn chế hiệu ứng này?
24/03/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hiệu ứng Dunning–Kruger là gì? Làm cách nào để hạn chế được hiệu ứng này? Những thắc mắc này sẽ được hệ thống gợi mở trong bài viết dưới đây. Vì vậy hãy tham khảo ngay bạn nhé!
Khái niệm hiệu ứng Dunning–Kruger
Hiệu ứng Dunning–Kruger là một loại thiện kiến nhận thức khiến mọi người đánh giá khả năng, kiến thức của họ ở lĩnh vực nào đó cao hơn thực tế.
Khái niệm này được dựa trên nghiên cứu của hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger. Họ kiểm tra khả năng logic, ngux pháp, mức độ hài hước của người tham gia. Với những người trong nhóm có điểm số thấp nhất lại đánh giá khả năng của mình cao.
Lời giải cho hiệu ứng này là họ chưa có đủ giỏi trong lĩnh vực đó. Cho nên họ chưa biết đánh giá về khả năng của mình một cách chính xác.
Hiệu ứng Dunning–Kruger là một loại thiện kiến nhận thức khiến mọi người đánh giá khả năng, kiến thức của họ ở lĩnh vực nào đó cao hơn thực tế
Một số mẹo áp dụng khi hiệu ứng Dunning–Kruger đang hoạt động
- Dành thời gian của bạn: Mọi người hay có xu hướng cảm thấy tư tin hơn khi họ đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu bạn muốn tránh hiệu ứng này hãy dành thời gian để xem các quyết định của mình.
- Thách thức tuyên bố của chính bản thân bạn: Những giả định mà bạn có xu hướng coi là đương nhiên? Đừng dựa vào định kiến của bạn để nói cho mình biết điều gì là đúng hay sai.
- Tự vào vai phản biện chính mình: Bạn có thể đưa ra lập luận phản bác hoặc bác bỏ ý kiến riêng mình không?
- Thay đổi lý luận của bạn: Bạn có thể áp dụng cùng một logic cho các câu hỏi hay vấn đề mà mình gặp phải không? Thử những điều mới có thể giúp bạn thoát khỏi khuôn mẫu giúp tăng sự tự tin nhưng làm giảm khả năng nhận thức.
- Học cách tiếp nhận những lời chỉ trích: Ở công việc, cần nghiêm túc xem xét các lời phê bình, tìm kiếm những bằng chứng để chứng minh ý kiến của mình.
- Đặt câu hỏi về bản thân bạn: Bạn luôn coi mình là người biết lắng nghe chưa? Tự coi mình là giỏi một việc nào đó? Hiệu ứng Dunning–Kruger nói bạn nên quan trọng hóa vấn đề khi đánh giá những gì bạn hỏi.
Làm sao để hạn chế hiệu ứng Dunning–Kruger?
Làm cách nào để hạn chế hiệu ứng Dunning–Kruger? Cùng tìm hiểu trong nội dung ở phần tiếp theo bạn nhé!
Lắng nghe đóng góp từ những người khác
Lắng nghe những đóng góp từ người khác là cách hạn chế hiệu ứng Dunning–Kruger
Nếu bạn đã không nhận ra thì góc nhìn từ người khác giúp bạn biết được những thiếu sót của bản thân. Khi bắt đầu một công việc nên xem xét một lĩnh vực mới, tìm đến những người có kinh nghiệm. Như sếp hay các chuyên gia ở lĩnh vực đó và nhờ họ nhân xét giúp mình.
Không ngừng học hỏi kiến thức
Khi đã tiếp nhận thêm được nhiều kiến thức hơn thì bạn sẽ nhận ra kiến thức của mình chỉ bằng một cái cây trong cả khu rừng. Điều này sẽ chống lại xu hướng mặc định mình là chuyên gia.
Rèn luyện cho mình tư duy phản biện
Rèn luyện cho mình tư duy phản biện là cách hạn chế hiệu ứng Dunning–Kruger
Dù đã tìm hiểu những thông tin và lắng nghe nhận xét từ người khác. Thế nhưng bạn vẫn có thể rơi vào bẫy tâm lý. Cho nên hãy luôn đặt câu hỏi về những gì bạn biết để suy nghĩ, kỳ vọng của mình.
Như vậy qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết được hiệu ứng Dunning–Kruger là gì cũng như biết cách hạn chế hiệu ứng này. Nếu còn thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ một cách nhanh nhất bạn nhé!
Theo Vinno.vn, Vietcetera.com
4.8/5 (108 votes)