Chỉ số ROE là gì? 3 lưu ý cần biết khi chỉ số ROE cao
27/05/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Chỉ số ROE là gì? 3 lưu ý nào cần biết khi chỉ số ROE cao? Đây hiện đang là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn là một trong số đó, hãy bớt chút thời gian tìm hiểu thông tin bên dưới nhé. Tin rằng với những chia sẻ do hệ thống cung cấp trong bài viết này sẽ không làm bạn thất vọng!
Chỉ số ROE là gì?
ROE(Return On Equity) cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ hiệu quả trong việc dùng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Công thức ROE như sau:
ROE= Lợi nhuận sau thuế/doanh thu x doanh thu/tài sản x tài sản/vốn chủ sở hữu.
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu chính là biên lợi nhuận ròng.
- Doanh thu/tài sản là vòng quay tài sản.
- Tài sản/vốn chủ sở hữu là đòn bẩy tài chính.
ROE(Return On Equity) cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Lợi ích khi tính toán ROE
Một số lợi ích của ROE là:
- Phác thảo chi tiết, rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của cổ đông vốn chủ sở hữu.
- Giúp nhà đầu tư có thể so sánh hiệu suất của khoản đầu tư cổ phiếu khác. Điều này làm ảnh hưởng tới chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.
ROE phác thảo chi tiết, rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của cổ đông vốn chủ sở hữu
Hạn chế chế chỉ số ROE
Sau đây là các hạn chế của lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu:
- ROE điều chỉnh bằng cách dùng những lưu ý kế toán khác nhau như giảm tỷ lệ khấu hao, tăng tuổi thọ dự án…
- Có thể gây hiểu lầm trong tình huống những công ty mới yêu cầu vốn cao trong các ngày đầu tiên dẫn tới ROE thấp.
3 lưu ý cần biết khi chỉ số ROE cao
Lợi nhuận ròng không được nhất quán, dư nợ, thu nhập ròng âm chính là 3 lưu ý bạn cần biết khi chỉ số ROE cao. Để hiểu rõ hơn, cùng theo dõi phần bên dưới bạn nhé:
Lợi nhuận không được nhất quán
Vấn đề tiềm ẩn đầu tiên khi ROE cao đó chính là lợi nhuận không được nhất quán.
Giả sử: Trong vài năm, công ty C đã không có lãi. Những khoản lỗ hàng năm đã được hoàn thiện trên bảng cân đối kế toán trong mục vốn của chủ sở hữu dưới dạng lỗ giữ lại. Đặc biệt, những khoản lỗ này đều mang giá trị âm cũng như làm giảm vốn cổ đông.
Nếu trong vài năm gần đây công ty C đã làm ăn lợi nhuận và có lãi. Do sau nhiều năm thô lỗ mẫu số tính toán ROSE hiện rất nhỏ. Từ đó khiến cho ROE cao lên một cách sai lầm.
Khi chỉ số ROE cao lợi nhuận không được nhất quán
Dư nợ
Vấn đề tiềm ẩn thứ 2 đó chính là dư nợ. Nếu công ty vay nặng lãi có thể tăng ROE bởi vốn của chủ sở hữu bằng tài sản trừ đi nợ. Công ty càng nợ nhiều thì vốn của nhà đầu tư sẽ giảm xuống.
Thu nhập ròng âm
Vốn sở hữu cũng như thu nhập ròng âm có thể tạo nên chỉ số ROE cao. Cho nên, nếu công ty âm vốn của chủ sở hữu hoặc lỗ ròng không nên tính chỉ số ROE.
Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn biết chỉ số ROE là gì? 3 lưu ý cần biết khi chỉ số ROE cao. Đừng quên theo dõi hệ thống để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
4.8/5 (87 votes)