Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp? Những trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng
15/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Khi kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp đầy đủ thuế giá trị gia tăng. Loại thuế này được tính dựa theo 2 phương pháp là: Khấu trừ hoặc trực tiếp.
Bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu phương pháp khấu trừ. Bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu về dùng phương pháp trực tiếp để tính thuế giá trị gia tăng, mời quý độc giả cùng theo dõi.
Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng cho công thức tính thuế này là doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác đá quý, vàng bạc.
Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác đá quý, vàng bạc
Công thức tính thuế GTGT phải nộp cho hoạt động mua bán, chế tác đá quý, vàng bạc là: Thuế suất GTGT x GTGT. Trong đó, GTGT = Giá thanh toán bán ra – Giá thanh toán mua vào.
Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng sẽ dựa theo Mẫu số 03/GTGT ban hành kèm với Thông tư 119(dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác đá quý, vàng bạc.
Dùng phương pháp trực tiếp để kê khai thuế GTGT trên doanh thu
Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 mục nhỏ là đối tượng áp dụng và cách tính thuế, cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng cho cách kê khai thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu là:
Thuế GTGT phải nộp sẽ được xác định theo công thức: Doanh thu x Tỷ lệ %
- Hợp tác xã, doanh nghiệp đang hoạt động có mức doanh thu 1 tỷ đồng/năm(trừ trường hợp đăng ký áp dụng tự nguyện phương pháp khấu trừ).
- Hợp tác xã, doanh nghiệp mới thành lập(trừ trường hợp đăng ký áp dụng tự nguyện phương pháp khấu trừ).
- Cá nhân/hộ kinh doanh.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam, không theo Luật Đầu tư và không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ hóa đơn, kế toán, chứng từ theo quy định.
- Các tổ chức kinh tế không phải là hợp tác xã, doanh nghiệp.
Cách tính thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT phải nộp sẽ được xác định theo công thức: Doanh thu x Tỷ lệ %.
Trong đó:
- Tỷ lệ % dùng để tính thuế GTGT trên doanh thu được tính dựa trên từng hoạt động.
- Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán sản phẩm, dịch vụ thực tế ghi chép trên hóa đơn bán hàng bao gồm: Các khoản phí thu, phụ thu thêm doanh nghiệp được hưởng.
Hồ sơ khai thuế GTGT sẽ dựa theo Mẫu số 04 được ban hành kèm với Thông tư 156(dành cho người nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu).
Thời hạn để nộp hồ sơ khai thuế GTGT
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156 năm 2013, thời hạn nộp hồ sơ thuế thu nhập gia tăng được quy định như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng: Lâu nhất là ngày thứ 20 của tháng kế tiếp tháng phát sinh nghĩa vụ thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng: Lâu nhất là ngày thứ 20 của tháng kế tiếp tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo quý: Lâu nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên trong quý sau liền kề.
Theo Luatvietnam.vn
4.8/5 (98 votes)