5 giai đoạn giáo dục cảm xúc cho con trẻ cha mẹ cần biết
02/12/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ em là một quá trình vô cùng khó khăn. Ngoài việc chăm lo sức khỏe thể chất, cha mẹ cũng cần quan tâm đến tâm hồn và cảm xúc của con cái.
Hiểu được điều đó, trong bài viết hôm nay, chuyên trang xin chia sẻ đến bạn đọc 5 giai đoạn giáo dục cảm xúc con trẻ cực kỳ cần thiết.
Tự hiểu được cảm xúc của mình
Trước khi dạy dỗ con, cha mẹ cần phải nhận thức được cảm xúc của bản thân và biết cách chia sẻ. Điều này không có nghĩa bạn phải thể hiện ra một cách rõ ràng, chỉ cần tự hiểu được nội tâm của chính mình mới có thể khám phá cảm xúc của trẻ em.
Trước khi dạy dỗ con, cha mẹ cần phải tự hiểu được cảm xúc của mình
Tuy nhiên, đây không phải điều dễ dàng, đặc biệt là với nam giới. Có lẽ lý do là vì từ nhỏ, các bé trai đã được dạy dỗ phải mạnh mẽ và kiềm nén cảm xúc, nhưng không gì là không thể. Hãy cố gắng chinh phục bản thân trước khi chia sẻ với con bạn.
Đối mặt với tất cả cảm xúc của con
Tất cả bậc phụ huynh đều mong muốn con mình được vui vẻ, hạnh phúc, nhưng việc bố mẹ thể hiện rằng chỉ chấp nhận cảm xúc tích cực của bé là điều hoàn toàn không nên. Việc này có thể là tiền đề cho những căn bệnh tâm lý sau này của trẻ.
Bạn cần đối mặt với tất cả cảm xúc, dù là vui vẻ hay buồn bã, tức giận,... Bất kể phản ứng nào cũng được xem như một cơ hội để gần gũi và thấu hiểu con hơn. Mọi cảm xúc đều quan trọng, và nên được thể hiện ra một cách đúng đắn nhất.
Lắng nghe, thấu cảm con trẻ
Khi đã chấp nhận được cảm xúc tiêu cực, các bậc cha mẹ hãy cố gắng hiểu. Đừng vội hỏi tại sao con lại hành xử như vậy, vì có thể trẻ sẽ không biết phải trả lời như thế nào.
Cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe, thấu cảm trẻ
Thay vào đó, hãy nhớ lại khi mình còn nhỏ, bạn đã cảm thấy ra sao trong tình huống đó. Từ ấy, nói lên lý do và cảm xúc bố mẹ nghĩ đến, tiếp theo hãy tạm dừng để con có cơ hội nói. Điều quan trọng là bậc phụ huynh hãy cố gắng lắng nghe, thấu cảm bé và đừng nên áp đặt bất cứ điều gì.
Giúp con gọi tên cảm xúc
Khi đã hiểu được suy nghĩ của trẻ, bố mẹ hãy giúp con gọi tên những cảm xúc đó. Trước hết, hãy chia sẻ về trải nghiệm đã qua của mình, và đương nhiên không nên kể quá chi tiết vì bé sẽ không hiểu.
Từ những câu chuyện đó, trẻ sẽ dần hiểu về điều mình cảm nhận được. Từ đó, cha mẹ nên mở rộng vốn từ cho con, dùng các từ ngữ để gọi tên từng cảm xúc và nhận biết chúng một cách chính xác nhất.
Đưa ra các phương án giải quyết cho vấn đề của con
Cuối cùng, cha mẹ có thể cùng bàn bạc với bé để đưa ra những phương án giải quyết vấn đề. Hãy cho con nói lên suy nghĩ của mình, từ đó phân tích phải trái, đúng sai, nên và không nên, hoặc nếu làm như vậy sẽ dẫn đến điều gì.
Cha mẹ cùng bàn bạc với trẻ để đưa ra phương án giải quyết vấn đề
Giáo dục cảm xúc là một hành trình dài, đầy khó khăn nhưng vô cùng cần thiết. Chỉ khi có kết nối về mặt tình cảm với bố mẹ, đứa trẻ mới có được đời sống tinh thần vui vẻ, hạnh phúc.
Trên đây là 5 giai đoạn giáo dục cảm xúc cho bé. Hy vọng bạn đã đúc kết cho mình nhiều điều bổ ích. Hãy follow chuyên trang để đọc thêm nhiều bài viết khác.
Theo: afamily.vn
4.8/5 (62 votes)