Những báo hiệu ẩn dấu sau tiếng khóc của em bé, bố mẹ cần lưu ý
21/05/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Tiếng khóc của em bé là phương tiện giao tiếp đầu đời của trẻ sơ sinh đối với cha mẹ. Tuy nhiên, đây cũng chính là hiện tượng làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huynh.
Vậy tiếng khóc của trẻ khi chào đời báo hiệu điều gì cho bố mẹ? Hãy cùng hệ thống tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Phản xạ và thói quen khóc của trẻ khi mới chào đời
Khóc là phản xạ đầu tiên của trẻ vào lúc mới sinh ra. Tiếng khóc của trẻ giúp kích thích phổi và báo hiệu rằng trẻ có thể tự thở được. Không những thế nó còn giúp loại bỏ hết nước ối còn lại trong đường hô hấp của trẻ.
Tiếng khóc của em bé là phương tiện giao tiếp đầu đời của trẻ sơ sinh đối với cha mẹ
Tất cả các trẻ khi chào đời đều có thói quen khóc và thường kéo dài trong một thời gian. Đó cũng chính là phần tất yếu trong quá trình phát trưởng của trẻ. Khi trẻ được 4 đến 5 tháng, hầu hết các bé sẽ trở nên ổn định hơn và có một số bé tiếp tục khóc lâu hơn.
Tại sao em bé khóc?
Bên cạnh đó, tiếng khóc của em bé còn là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ và khi giải mã được tiếng khóc của con, người mẹ sẽ biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Thông thường, em bé khóc vì những lý do dưới đây:
Em bé khóc vì đói bụng hoặc đang muốn mút một thứ gì đó
Lý do |
Chi tiết |
Trẻ khóc do đói bụng |
Em bé khóc có thể báo hiệu là trẻ đang khát hoặc đói. Đây là dấu hiệu muộn cho thấy trẻ đói khá lâu. Ngoài ra, trẻ muốn được bú khi cử động miệng và bập môi vào nhau. |
Do em bé đang muốn mút một thức gì đó |
Mút là cảm giác thoải mái và phản xạ có tính an ủi của trẻ. Bạn có thể cho trẻ mút chiếc núm giả đã được tiệt trùng nếu trẻ không đói. |
Trẻ khóc khi cảm thấy sợ hãi và cô đơn |
Trẻ khóc khi không có ai bên cạnh và thiếu đi sự an toàn. Những lúc đó, bạn hãy ôm bé vào lòng để trẻ cảm nhận được hơi ấm. |
Khi mệt và muốn được nghỉ ngơi |
Trẻ em khi sinh ra sẽ dành nhiều thời gian trong những tháng đầu đời để ngủ. Không ngủ đủ giờ cũng chính là nguyên nhân khiến em bé quấy khóc. |
Khi bị đau |
Khi trẻ bị đau sẽ có xu hướng dữ dội và khóc thét lên đột ngột. Phụ huynh cần kiểm tra xem có nguyên nhân nào đang khiến trẻ bị đau không. |
Tã của con đã thấm ướt |
Chiếc tã ẩm ướt sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và khóc lên. Hãy kiểm tra thường xuyên và giữ cho tã bé luôn khô ráo, sạch sẽ để tránh bị rôm sảy. |
Do trẻ đang rất nóng hoặc lạnh |
Cha mẹ cần chú ý đến thời tiết bên ngoài để giúp trẻ được thoáng mát và ấm áp. Trong thời tiết nóng ẩm, cha mẹ không nên cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo. |
Muốn chuyển đến nơi khác yên tĩnh hơn |
Không gian mà có nhiều tiếng ồn hoặc quá kích thích thị giác sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Phụ huynh cần đưa bé đến căn phòng yên tĩnh hơn để làm dịu đi cơn khóc. |
Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nào?
Khi mới chào đời, có nhiều lúc trẻ sẽ quấy khóc vì bệnh. Hãy liên hệ đến bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy được những dấu hiệu sau:
Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các trường hợp như bỏ bú, tiếng khóc thay đổi,…
- Trẻ có trạng thái bỏ bú và lừ đừ.
- Tiếng khóc của em bé thay đổi khác hẳn so với hàng ngày.
- Nếu có phát sinh ra những triệu chứng như sốt, nôn ói và tiêu chảy cần đi khám ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng cơ thể.
Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý trẻ em và đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng trên vào những lúc khóc để tránh những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn
Khi em bé quấy, khóc bạn cần làm gì?
Khi em bé khóc, bạn cần cố gắng bình tĩnh để không dẫn đến những hành động ngoài sự kiềm chế của bản thân như lắc mạnh bé và đe dọa. Có thể nói, đó chính là động tác rất nguy hiểm.
Tiếng khóc của trẻ cũng chính là nguyên nhân khiến người mẹ chịu nhiều áp lực
Nếu bạn cảm thấy không giữ được bình tĩnh khi bé khóc hãy để trẻ một mình và đi ra nơi yên tĩnh trong khoảng 5 phút để lấy lại tinh thần.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về những báo hiệu ẩn dấu sau tiếng khóc của em bé, bố mẹ cần lưu ý. Hy vọng qua đó, cha mẹ sẽ thấy được cách giữ bình tĩnh khi trẻ khóc để tránh những tình trạng xấu xảy ra.
Theo youmed.vn
4.9/5 (44 votes)