Tiền nhiều để làm gì? Những bài học về tiền bạc mà trường lớp không dạy bạn
14/04/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Tiền bạc không phải là thứ toàn năng, nhưng trong cuộc sống thực tế, nó được xem như một phép thử lòng, có thể giúp đánh giá phẩm chất, giá trị thật của con người.
Trường học dạy chúng ta nhiều môn như toán, khoa học, địa lý, ngoại ngữ,... nhưng lại chẳng đề cập về tiền. Bước vào cuộc sống thực tại, tiền bạc sẽ làm biến chất con người nếu không có lập trường vững vàng.
Tiền là một công cụ trao đổi, chi trả trong cuộc sống
Trong vòng tròn xã hội, tiền bạc là vấn đề rất riêng tư và được dùng để chi trả, trao đổi nhiều thứ trong cuộc sống. Cụ thể như:
Tiền bạc là một phép thử lòng, có thể giúp đánh giá phẩm chất, giá trị thật của con người
- Những thứ chúng ta cần để sinh hoạt: Nhà ở, thức ăn, quần áo,...
- Những thứ chúng ta muốn để hưởng thụ: Kỳ nghỉ sang trọng, một chiếc siêu xe, những cuộc vui đùa với bạn bè,...
Khái niệm về tiền bạc đã được chôn sâu trong tiềm thức của mỗi chúng ta rằng nếu bạn nghèo, hãy tập trung vào việc sử dụng tiền cho những thứ cần thiết. Trường hợp dư dả, chúng ta có thể chi trả cho một chuyến đi sang chảnh hoặc vật dụng đắt tiền nào đó.
Những bài học đắt giá về “tiền nhiều để làm gì?”
Tiền bạc không phải là thứ quyết định cuối cùng, nhưng nó có thể giúp chúng ta những lúc bế tắc nhất.
Tiền bạc không quan trọng nhưng nó là yếu tố quyết định cuộc sống của bạn
Người xưa có câu: “Bạn không thể mua được sức khỏe bằng tiền, nhưng có thể chi trả phương pháp điều trị tốt nhất”. Hoặc là “tiền không nói lên tất cả, nhưng không có tiền bạn sẽ chẳng là gì cả”.
Qua đây, chúng ta hình dung được tiền bạc quan trọng và nắm tầm kiểm soát cuộc sống như thế nào. Tuy nhiên, hãy để đồng tiền làm đúng nhiệm vụ của nó.
Bật mí mối tương quan giữa tiền bạc và cảm xúc
Trưởng thành chúng ta sẽ biết cảm xúc có quan hệ mật thiết với tiền bạc, mang tầm ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tài chính.
Tiền bạc luôn có mối quan hệ mật thiết với cảm xúc con người
Mặt khác, biến động trong tình hình tài chính sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc nội tâm bên trong mỗi chúng ta. Ví dụ như biến động thị trường chứng khoán, lúc này mọi người sẽ lo sợ mất tiền, hụt hẫng và ngược lại.
Nhà thần kinh học Antonio Damasio đã nghiên cứu trên các bệnh nhân bị tổn thương vùng não tạo cảm xúc. Hầu hết họ có thể hoạt động thường ngày bình thường, ngoại trừ việc đưa ra lựa chọn.
Bởi lẽ, trong quá trình đưa ra lựa chọn, họ phải tập hợp các ưu và nhược điểm có lý nhất. Chính vì thế, các bệnh nhân này đơn giản là không thể quyết định được.
Điều này cho thấy rằng chúng ta bị dẫn dắt bởi cảm xúc khi đưa ra quyết định cuối cùng, kể cả về tài chính.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hình dung ra được những bài học đắt giá về tiền bạc trong cuộc sống thực tại. Hy vọng rằng nội dung trên mang đến nhiều thông tin hữu ích đến quý độc giả.
Theo: cafebiz.vn
4.9/5 (83 votes)