Tất tần tật những điều cần biết về việc hiến máu tình nguyện
28/05/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hiến máu tình nguyện là một hành động cao đẹp, giúp đỡ người với người. Ngoài ra, còn thể hiện được tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
Hiến máu làm cho cơ thể mỗi người được khỏe mạnh hơn và cũng là cách kiểm tra giám sát sức khỏe của chính mình. Song song với đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các điều kiện hiến máu để mọi việc diễn ra an toàn hơn.
Những điều kiện để được đi hiến máu
Để việc hiến máu diễn ra suôn sẻ và an toàn hơn, bạn cần phải đáp ứng đủ một số các điều kiện, cụ thể:
Hiến máu tình nguyện là một hành động rất ý nghĩa
- Có trạng thái sức khỏe tốt, không mắc các bệnh cấp tính hay mãn tính.
- Không có nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu.
- Độ tuổi từ 18 - 60.
- Cân nặng: Nam từ 45 kg và nữ 42 kg trở lên.
- Mạch, huyết áp và nhịp tim bình thường.
Mặt khác, còn có các lưu ý sau:
+ Phụ nữ đang mang thai, cho con bú, đang trong thời kỳ kinh nguyệt không được hiến máu.
+ Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu là 12 tuần trở lên.
+ Đảm bảo người hiến máu luôn được an toàn vì dụng cụ thu gom máu chỉ được dùng một lần. Quy trình kỹ thuật lấy máu đúng theo quy định của ngành y tế.
3+ Quyền lợi của người tham gia hiến máu
Hiến máu không chỉ tốt cho sức khỏe của chính bản thân, mặt khác còn được hưởng các quyền lợi sau:
Những người hiến máu tình nguyện sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu
Những quyền lợi |
Chi tiết |
Được làm các xét nghiệm |
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được mang đi kiểm tra về nhóm máu(ABO-Rh), HIV, vi rút viêm gan B, viêm gan C và giang mai. |
Được tư vấn và thăm khám sức khỏe hoàn toàn miễn phí |
Kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, nhịp tim và các thông số đo được là cơ sở để đánh giá sức khoẻ. |
Được bồi dưỡng và chăm sóc |
- Hỗ trợ mức chi phí đi lại 50.000 đồng/người. - Phí phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ 30.000 đồng/người. - Nhận quà tặng(bằng hiện vật) như gấu bông, đồng hồ treo tường,... - Được cấp giấy chứng nhận hiến máu của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận này có giá trị bồi hoàn máu. |
4+ Lời khuyên của bác sĩ đối với người hiến máu
Hiến máu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có những biểu hiện không mong muốn xảy ra, nhưng đó là các phản ứng bình thường của cơ thể.
Sau khi hiến máu, cần có thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng
Các lời khuyên |
Chi tiết |
Trước khi hiến máu |
- Không thức quá khuya hay uống rượu bia, ăn nhẹ(không ăn chất có nhiều đường, mỡ) trước khi đi. - Mang theo giấy CMND/ CCCD hoặc các giấy tờ tùy thân. |
Sau khi hiến máu, phát hiện chảy máu tại chỗ |
- Giơ cao lên tay. - Ấn nhẹ tay vào miếng bông hoặc băng dán. - Thay miếng bông hoặc băng dán khác . * Lưu ý nếu thấy xuất hiện bầm tím tại chỗ: - 2 ngày đầu sau hiến máu nên chườm lạnh tại chỗ. - Những ngày sau đó, bạn chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày. |
Sau khi hiến máu |
- Các điều nên làm: + Chỉ rời điểm hiến máu khi tinh thần thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế. + Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn, nằm nghỉ 10 - 15 phút. + Uống thật nhiều nước. + Để miếng băng dán ít nhất 4 - 6 giờ mới lấy ra. + Trong vòng 2 - 3 ngày đầu, sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn mức bình thường. - Các điều không nên làm: + Không thức khuya uống rượu, bia trong ngày đầu. + Không làm việc gắng sức trong 2 ngày đầu. |
Chế độ ăn uống và sinh hoạt |
- Giữ cho chế độ ăn uống và sinh hoạt bình thường. - Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng tăng bổ máu như thịt, gan, trứng, sữa,... |
Hiến máu tình nguyện là một hành động nhân đạo mà mỗi người chúng ta nên làm. Không chỉ mang lại nguồn sống cho những người bệnh, nó còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của bạn nữa.
Theo: vsh.org.vn
4.9/5 (67 votes)