Quyền lực và vai trò của chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc trong bộ máy nhà nước
15/04/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Ngày 5/4, Quốc hội đã thông nhất bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc vào chức vụ tân Chủ tịch nước Việt Nam. Vậy chức vụ này có quyền lực và vai trò gì trong bộ máy nhà nước? Để giải đáp được những thắc mắc này, đừng vội bỏ qua những thông tin dưới đây bạn nhé!
Ngày 5/4, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc trở thành tân Chủ tịch nước
Ngày 5/4, Quốc hội bỏ phiếu kín để bầu tân Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và đã thống nhất bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc. Vào 9h sáng cùng ngày, tân Chủ tịch nước đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, quốc dân.
Sáng 5/4, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức
Đứng trước cờ Tổ quốc, tay phải giơ cao, tay trái đặt lên bản Hiến pháp và trước sự chứng kiến của nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đọc lời tuyên thệ trang trọng.
Điều hành buổi lễ này, cuối cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói: “Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xin ghi nhận lời tuyên thệ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc”.
Những quyền lực và vai trò của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước
Theo Hiến pháp năm 1946, có 1 điều đặc biệt Chủ tịch nước sẽ không nằm trong cả 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tuy nhiên, chức năng và vai trò của Chủ tịch nước lại tác động mạnh mẽ đến cả 3 ngành này, thể hiện ở chỗ:
- Đối với lập pháp: Tạo ra luật, công bố Hiến pháp, luật và các pháp lệnh.
- Đối với hành pháp: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
- Ở mặt tư pháp: Có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, một số chức danh khác trong ngành tòa án, viện kiểm sát.
Chức năng và vai trò của Chủ tịch nước ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Ngoài ra, Chủ tịch nước còn có vài trò là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, có quyền phong, thăng, giáng, tước đối với quân hàm cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc.
- Về mặt đối ngoại, Chủ tịch nước có quyền tiếp nhận các đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở nước ngoài đến làm việc ở Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta, phong hàm, cấp đại sứ.
- Một vai trò đặc biệt mọi người thường thấy là Chủ tịch nước sẽ ký các quy định đặc xá cho phạm nhân, ân giảm án tử hình cho tử tù.
Trên đây là những quyền lực và vai trò của tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bộ máy nhà nước. Để thưởng thức nhiều bài viết hay, hấp dẫn, đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi bạn nhé!
Phạm Mai
4.8/5 (105 votes)