Sơ đồ tổ chức Bộ Tư pháp cùng các cơ quan Tư pháp địa phương tại Việt Nam hiện nay
15/07/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Đã hơn 70 năm kể từ khi ra đời, qua quá trình xây dựng, cải cách, phát triển Bộ Tư pháp Việt Nam ta đã dần hoàn thiện và có được mô hình tổ chức như ngày nay.
Vậy sơ đồ bộ máy tổ chức của Bộ Tư pháp cùng các cơ quan địa phương như nào? Hãy để chuyên trang giúp bạn trả lời thắc mắc đó thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về Bộ Tư pháp nước ta
Bộ Tư pháp được giải thích là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, thi hành pháp luật, án dân sự; phổ biến, giáo dục pháp luật; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp cùng các công tác tư pháp khác.
Bộ Tư pháp là một trong 13 bộ đầu tiên của nước ta
Đây là một trong 13 bộ đầu tiên của nước ta, được thành lập 28/08/1945 và ra mắt vào 02/09/1945. Tuy nhiên, trong kỳ họp Quốc hội khóa II 1960, pháp luật đã quy định không có Bộ Tư pháp.
Đến ngày 14/09/1972, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban Pháp chế, trực thuộc Hội đồng Chính phủ để đảm nhiệm một phần nhiệm vụ Tư pháp. Trong đó, Chủ nhiệm Ủy ban đầu tiên là ông Trần Công Tường. Lúc này, nước ta vẫn chưa có Bộ Tư Pháp.
Từ năm 1981, Bộ Tư pháp đã được tái thành lập đến ngày nay
Cho đến năm 1981, trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VII, danh sách các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, trong đó có cả Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã được thông qua. Và từ đó, Bộ Tư pháp đã được tái thành lập đến ngày nay.
Mô hình tổ chức hiện tại
Trải qua nhiều năm, cơ cấu của Bộ đã có nhiều sự thay đổi và cải cách. Và từ năm 2008 đến nay, mô hình tổ chức Bộ Tư pháp cùng các cơ quan Tư pháp địa phương đã được hoàn thiện như sau.
Sơ đồ mô hình tổ chức Bộ Tư pháp cùng các cơ quan Tư pháp địa phương nước ta hiện tại
Theo Nghị định Chính phủ, Bộ Tư pháp nắm nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thi hành pháp luật nhằm thực hiện chủ trương đổi mới công tác xây dựng, đồng thời ban hành pháp luật, quản lý, đánh giá toàn diện về công tác xây dựng pháp luật,...
Bên cạnh đó, sau khi Nghị định Chính phủ 2008 được ban hành, Cục Bồi thường Nhà nước cùng Trung tâm Lý lịch Tư pháp quốc gia đã ra đời để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ về công tác bồi thường nhà nước và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu cấp quốc gia về lý lịch Tư pháp.
Một điểm mới khác là hệ thống cơ quan thi hành án dân sự địa phương tách ra khỏi Sở và Phòng Tư pháp để hình thành Cục Thi hành án dân sự(cấp tỉnh), và Chi cục Thi hành án dân sự(cấp huyện). Ngoài ra, các đơn vị thuộc Bộ cũng chuyển đổi từ Vụ và Cơ quan đại diện thành Cục.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sơ đồ tổ chức Bộ Tư pháp cùng các cơ quan Tư pháp địa phương nước ta. Đừng quên follow chuyên trang để không bỏ lỡ các bài viết khác bạn nhé.
Theo: moj.gov.vn
4.9/5 (75 votes)