Bộ Tư Pháp Là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

calendar 07/09/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Bộ Tư Pháp đóng vai trò chủ chốt trong xây dựng và thi hành các văn bản pháp luật của nước Việt Nam. Vậy chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

Những thắc mắc này sẽ được hệ thống gợi mở ở nội dung bài viết dưới đây, vì vậy đừng vội bỏ quả thông tin này.

Khái niệm Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp(Ministry of Justice) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước về:

Bộ Tư pháp(Ministry of Justice) là cơ quan của Chính phủ

- Xây dựng và thi hành pháp luật, bồi thường nhà nước, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bổ trợ tư pháp, thi hành án hành chính.

- Quản lý công tác thi hành xử lý vi phạm.

- Quản lý nhà nước dịch vụ sự nghiệp trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Cơ cấu tổ chức Bộ Tư pháp

Điều 3 Nghị định 96/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu Bộ Tư pháp bao gồm:

- Vấn đề xây dựng pháp luật.

- Pháp luật hành chính hình sự.

- Pháp luật kinh tế, dân sự.

- Pháp luật quốc tế.

- Phổ biến giáo dục pháp luật.

- Tổ chức cán bộ.

- Hợp tác quốc tế.

- Thanh tra.

- Văn phòng.

- Tổng cục thi hành án dân sự.

- Cục kiểm tra thi hành án.

- Cục kiểm tra văn bản.

- Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính, thi hành pháp luật.

- Cục chứng thực, hộ tịch, quốc tịch.

- Cục con nuôi.

- Cục Trợ giúp pháp lý.

- Cục Đăng ký giao dịch.

- Cục Bồi thường nhà nước.

- Cục Bổ trợ tư pháp.

- Cục Kế hoạch – Tài chính.

- Cục Công nghệ thông tin.

-  Cục Công tác ở phía Nam.

- Trung tâm Lý lịch tư pháp.

- Viện Khoa học pháp lý.

- Học viện Tư pháp.

- Tạp chí Dân chủ, Pháp luật.

- Báo Pháp luật Việt Nam. 

Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp

Điều 2 Nghị định 96/2017/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Bộ Tư pháp sau:

Đối với xây dựng pháp luật

- Trình Chính phủ dự thảo chiến lược xây dựng và hoàn thành pháp luật.

Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Bộ Tư pháp với xây dựng pháp luật

- Thẩm định tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị.

- Thẩm định tham gia xây dựng góp ý dự án, dự thảo theo quy định.

- Xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ và ý kiến của Chính phủ với kiến nghị luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội theo quy định.

- Xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ với kiến nghị, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội theo quy định.

- Lập danh mục văn bản quy định chi tiết, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương theo quy định.

Theo dõi thi hành pháp luật

- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.

- Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan theo dõi chung về thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

- Có ý kiến về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Kiểm tra văn bản quy phạm

- Giúp chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, HĐND, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế ban hành.

- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh.

Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp điểm của cơ quan thực hiện pháp điển.

- Thẩm định về các mục trong Bộ pháp điển. Cập nhật, loại bỏ quy định pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển theo quy định của pháp luật. Trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và bổ sung chủ đề mới vào Bộ pháp điển.

Kiểm soát thủ tục hành chính

- Hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tác động, thực hiện đánh giá về thủ tục hành chính trong việc lập đề nghị xây dựng văn bản, thẩm định, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của bộ theo quy định.

Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Bộ Tư pháp với kiểm soát thủ tục hành chính

- Rà soát, đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định.

- Tiếp nhận xử lý kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ.

Thi hành xử lý vi phạm hành chính

- Theo dõi chung, báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm.

Phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải

- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Chủ trì, hướng dẫn xây dựng, công nhận xã, phường tiếp cận pháp luật.

- Hướng dẫn kiểm tra tổ chức và hoạt động hòa giải.

Thi hành án dân sự, hành chính

- Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế, hoạt động cơ quan thi hành án dân sự, quyết định thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác thi hành án.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thi hành án chính.

- Quy định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự.

- Ban hành, thực hiện chế độ thống kê thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

- Báo cáo công tác thi hành án dân sự, thi hành án theo quy định.

Công tác hộ tịch, chứng thực,  quốc tịch

- Hướng dẫn nghiệp vụ về quốc tịch chứng thực, hộ tịch.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện quy định pháp luật về hộ tịch, chứng thực, quốc tịch.

- Giải quyết thủ tục xin thôi quốc tịch, xin nhập quốc tịch, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Giải quyết vấn đề về hộ tịch theo quy định pháp luật.

Lý lịch tư pháp

- Hướng dẫn nghiệp vụ của lý lịch tư pháp.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện quy định về lý lịch tư pháp.

- Lập lý lịch tư pháp, cấp phiếu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo quy định pháp luật.

Đối với nuôi con nuôi

- Hướng dẫn, kiểm tra đăng ký nuôi con nuôi.

- Giải quyết việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định.

- Cấp, sửa đổi, thu hồi, gia hạn Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài và quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài ở Việt Nam;

- Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý

- Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp hỗ trợ pháp triển hoạt động trợ giúp pháp lý.

Bồi thường nhà nước

- Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến bồi thường nhà nước theo quy định.

- Thực hiện bồi thường theo đúng quy định pháp luật đã đưa ra..

Đăng ký giao dịch bảo đảm

- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, giao dịch theo quy định.

Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Bộ Tư pháp với đăng ký giao dịch bảo đảm

- Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan đến hướng dẫn thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, thông báo kê biên tài sản thi hành án.

- Xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

Bổ trợ tư pháp

- Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức và hoạt động, công chứng, đấu giá tài sản, quản tài viên, trọng tài thương mại, giám định tư pháp, thừa phát lại.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, công chứng viên.

- Quản lý nhà nước tổ chức, hoạt động công chứng, thừa phát lại, trọng tài thương mại, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, quản tài viên trong phạm vi cả nước.

- Cấp phép thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư, công chứng. Quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, đấu giá, công chứng, nghề thừa phát lại.

Pháp luật quốc tế

- Góp ý thảo điều ước quốc tế, chủ trì tham gia đàm phán điều ước quốc tế, góp ý dự thảo, hợp đồng quốc tế, hợp đồng quốc tế theo quy định.

- Cấp ý kiến pháp lý với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, lãnh đạo Chính phủ, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Giúp chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp, thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp.

- Là cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và cơ quan thường trực của hội nghị La Hay về tư pháp.

- Đại diện cho pháp lý Chính phủ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Hợp tác quốc tế về pháp luật, tư pháp

- Quản lý thống nhất công tác hợp tác quốc tế về pháp luật trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế, thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định.

- Trình Chính phủ ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh nhà nước hay Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi nhà nước.

- Đề xuất gia nhập, tham gia các tổ chức quốc tế. Là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp, pháp luật.

Cải cách hành chính

- Theo dõi, tổng hợp thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng công tác theo quy định.

- Quyết định, tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của bộ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng.

+ Ban hành, quản lý, hướng dẫn thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước.

+ Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước.

Theo Luatduonggia.vn

4.8/5 (83 votes)

17 11/24

Chiến lược kiềng ba chân - Yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp

Chiến lược kiềng ba chân là chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp dựa trên việc xây dựng ba trụ cột là sản phẩm, dịch vụ chất lượng, thị trường mục tiêu, hiệu quả hoạt động.

15 11/24

Sơ đồ tổ chức Bộ Tư pháp cùng các cơ quan Tư pháp địa phương tại Việt Nam hiện nay

Đã hơn 70 năm kể từ khi ra đời, qua quá trình xây dựng, cải cách, phát triển Bộ Tư pháp Việt Nam ta đã dần hoàn thiện và có được mô hình tổ chức như ngày nay.

13 11/24

Kho bạc là gì? Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của kho bạc nhà nước

Kho bạc nhà nước là cụm từ quen thuộc không còn xa lạ gì với mỗi người. Kho bạc có chức năng, vai trò cũng như vị trí đặc biệt quan trọng trong thực tiễn.

11 11/24

Bộ Công an là gì? Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công an

Nhắc đến Bộ Công an chắc hẳn không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta. Họ là lực lượng nòng cốt, hùng mạnh trong việc thực hiện bảo vệ an ninh của một quốc gia.

09 11/24

Bật mí phương pháp xác định khách hàng tiềm năng của nhãn hiệu Coca-Cola

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng phải xác định được cho mình đối tượng khách hàng tiềm năng và nhãn hiệu Coca-Cola cũng không ngoại lệ.

07 11/24

Khám phá các kiểu, các mô hình nhà nước được hình thành trong lịch sử

Lịch sử nhân loại đã trải qua 4 kiểu nhà nước khác nhau tương ứng với 4 hình thái kinh tế xã hội lần lượt như chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa.

05 11/24

Cơ quan hành pháp là gì? Đặc điểm và chức năng của cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp được xem là một trong ba nhánh quyền lực vô cùng quan trọng, cùng với cơ quan lập pháp và tư pháp cấu thành nên bộ máy Nhà nước Việt Nam ta.

03 11/24

Bộ nội vụ là gì? Bộ Nội vụ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn ra sao?

Bộ Nội vụ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước về sự nghiệp và tổ chức nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

01 11/24

Bộ Tư Pháp Là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

Bộ Tư Pháp đóng vai trò chủ chốt trong xây dựng và thi hành các văn bản pháp luật của nước Việt Nam. Vậy chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

30 10/24

Bộ công an là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ra sao

Cơ quan công quyền trực thuộc Chính phủ nước Việt Nam được gọi là Bộ công an(có tiền thân là Bộ Nội vụ).

28 10/24

Bộ quốc phòng là gì? Tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc Phòng nước Việt Nam

Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Bộ này có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

26 10/24

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thế nào? Tất tần tật những thông tin về Chủ tịch nước

Chủ tịch nước(nguyên thủ quốc gia) là người đứng đầu nhà nước, thay mặt trong các quan hệ đối nội, đối ngoại.

24 10/24

Thủ tướng chính phủ làm gì? Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao?

Thủ Tướng chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu mọi trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động Chính phủ và nhiệm vụ được giao. Vậy thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao trong hiến pháp thế giới và Việt Nam? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

22 10/24

Quốc hội là gì? Quốc hội có những chức năng và nhiệm vụ gì?

Quốc hội là gì? Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người đang muốn tìm hiểu về vấn đề này. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy cùng chuyên trang giải đáp thông qua nội dung dưới đây nhé!

20 10/24

Danh sách bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi kiện toàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội khóa XV phê chuẩn việc bổ nhiệm phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

18 10/24

Tìm hiểu chi tiết từ a-z về Histogram Diagram (biểu đồ phân bố tần suất)

Histogram Diagram là gì? Lợi ích của biểu đồ phân bố tần suất là như thế nào? Có những dạng biểu đồ nào và ý nghĩa của chúng ra sao? Cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình bạn nhé!