Cơ quan hành pháp là gì? Đặc điểm và chức năng của cơ quan hành pháp
05/04/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Cơ quan hành pháp được xem là một trong ba nhánh quyền lực vô cùng quan trọng, cùng với cơ quan lập pháp và tư pháp cấu thành nên bộ máy Nhà nước Việt Nam ta.
Vậy cơ quan hành pháp là gì? Quyền hành pháp của Chính phủ nước ta như thế nào? Hãy để chuyên trang giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Cơ quan hành pháp là gì?
Cơ quan hành pháp được hiểu là một bộ phận cơ bản tạo nên Nhà nước. Cơ quan này có số lượng thành viên nhất định, hoạt động theo quy định pháp luật và thi hành quyền lực Nhà nước.
Cơ quan hành pháp là một bộ phận cơ bản tạo nên Nhà nước
Ở Việt Nam, Chính phủ được xem là cơ quan hành chính cao nhất. Căn cứ theo Hiến pháp năm 1992, Chính phủ nước ta bao gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác.
Đặc điểm và chức năng của cơ quan hành pháp
Để nhận biết và phân biệt cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và tư pháp, ta có thể dựa vào những đặc điểm cơ bản như sau:
Phân biệt cơ quan hành pháp với lập pháp và tư pháp
- Cơ quan hành pháp mang chức năng quản lý hành chính Nhà nước. Như tên gọi, cơ quan này chủ yếu chấp hành và điều hành pháp luật. Mặt khác, cơ quan lập pháp có vai trò thiết lập, ban hành pháp luật; còn chức năng quan trọng nhất của cơ quan tư pháp là xét xử.
- Hệ thống tổ chức của cơ quan hành pháp gồm nhiều cấp bậc từ trung ương đến cơ sở, tạo thành một khối thống nhất. Theo đó, Chính phủ đứng đầu và tiếp đến là Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Ủy ban Nhân dân các cấp.
- Ngoài ra, mỗi cơ quan hành chính Nhà nước đều trực thuộc(trực tiếp hoặc gián tiếp) cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp. Vì vậy chịu sự giám sát và phải báo cáo công tác đến cơ quan này.
- Song song đó, các cơ quan hành chính Nhà nước cũng có những đơn vị trực thuộc. Điển hình như: Các bệnh viện chịu giám sát của Bộ Y tế; những đơn vị, tổ chức công an, quân đội trực thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng,...
Những đặc điểm trong việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ
Như đã nhắc đến ở trên, Chính phủ đứng đầu trong bộ máy tổ chức và có quyền hành pháp. Sau đây là những đặc điểm trong thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.
Chính phủ có quyền thực hiện quyền hành pháp
- Chính phủ có vai trò quan trọng và cần thiết nhất trong việc thực thi pháp luật. Lý do là vì các cơ quan khác chỉ chịu trách nhiệm những lĩnh vực nhất định; duy có Chính phủ đảm nhận quản lý mọi lĩnh vực và cấp bậc.
- Chính phủ không có quyền hành pháp một cách độc lập tuyệt đối, thay vào đó phải nằm trong sự giám sát của Quốc hội(cơ quan lập pháp) và Tòa án Nhân dân(cơ quan tư pháp). Điều này nhằm mục đích tránh tình trạng lạm quyền xảy ra.
- Song song với sự kiểm soát của cơ quan lập pháp và tư pháp, quyền hành pháp của Chính phủ còn phụ thuộc vào nhân dân. Chính phủ được xem là cơ quan đại diện cho nhân dân, vì vậy khi thi hành pháp luật phải luôn hướng đến lợi ích của người dân.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cơ quan hành pháp và quyền hành pháp của Chính phủ. Đừng quên theo dõi chuyên trang để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé.
Theo: luatminhkhe.vn
4.8/5 (81 votes)