Bộ nội vụ là gì? Bộ Nội vụ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn ra sao?
09/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Bộ Nội vụ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước về sự nghiệp và tổ chức nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu quy định của pháp luật về vị trí, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn Bộ Nội vụ. Cùng khám phá nhé bạn!
Khái niệm Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ chính là cơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực. Chẳng hạn như cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; thi đua, khen thưởng.
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực
Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; văn thư, lưu trữ nhà nước…. Bộ Nội vụ còn được biết tới với tên gọi tiếng Anh là Ministry of Interior.
Bộ Nội vụ có cơ cấu tổ chức ra sao?
Theo Điều 3 Nghị định số 34/2017/NĐ-CP quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức Bộ Nội vụ. Cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Tổ chức – Biên chế.
- Chính quyền địa phương.
- Công chức – Viên chức.
- Đào tạo và bồi dưỡng công chức, cán bộ, viên chức.
- Tiền lương.
- Cải cách hành chính.
- Hợp tác quốc tế.
- Tổng hợp.
- Công tác thanh niên.
- Tổ chức cán bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Văn phòng Bộ Nội vụ.
- Tạp chí Tổ chức nhà nước.
- Học viện Hành chính Quốc gia.
- Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Trung tâm Thông tin.
- …
Nhiệm vụ quyền hạn
Theo Điều 2 Nghị định số 34/2017/NĐ-CP quy định, chức năng nhiệm vụ quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Nhiệm vụ quyền hạn gồm:
Bộ Nội vụ có tên tiếng Anh là Ministry of Interior
- Trình Chính phủ dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo nghị quyết Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…; trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm và những dự án, công trình quan trọng của quốc gia do nằm trong ngành, lĩnh vực Bộ Nội vụ quản lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chỉ thị, dự thảo quyết định và văn bản khác nằm trong lĩnh vực, ngành do Bộ Nội vụ quản lý hay theo phân công.
- Ban hành chỉ thị, thông tin, quyết định lẫn văn bản nằm trong phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn và kiểm tra thực hiện văn bản đó.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm tổ chức tiến hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, quy hoạch phát triển 5 năm, dài hạn, hàng năm. Những dự án, đề án công trình quan trọng quốc gia được phê duyệt hoặc ban hành nằm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ…
- Thực hiện dịch vụ công trong việc quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật.
- Phối hợp, chủ trì với cán bộ, ngành để giải quyết kiến nghị của tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan nhà nước theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.
- ….
Theo Luatduonggia.vn
4.9/5 (94 votes)