Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thế nào? Tất tần tật những thông tin về Chủ tịch nước

calendar 04/08/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Chủ tịch nước(nguyên thủ quốc gia) là người đứng đầu nhà nước, thay mặt trong các quan hệ đối nội, đối ngoại.

Vậy quy định luật hiến pháp về chức danh này như thế nào? Hãy cùng phân tích đáp án thông qua những nội dung dưới đây bạn nhé!

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước là gì?

Những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi vào năm 2001 là:

Chủ tịch nước(nguyên thủ quốc gia) là người đứng đầu nhà nước, thay mặt trong các quan hệ đối nội, đối ngoại

- Công bố các Hiến pháp, pháp lệnh, luật.

- Giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng – an ninh và thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân.

- Yêu cầu Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh: Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,...

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ dựa vào nghị quyết của Quốc hội.

- Công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, đại xá, đặc xá.

- Ra lệnh tổng động viên cục bộ, công bố các tình trạng khẩn cấp.

- Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày được thông qua. Nếu pháp lệnh đó vẫn được biểu quyết tán thành nhưng Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì trình lên Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao, Phó Chánh Án, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang nhân dân, đại sứ, trong các lĩnh vực khác. Tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng/danh hiệu vinh dự nhà nước.

- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta, tiếp nhận đại sứ của nước ngoài, đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam với người đứng đầu quốc gia khác, trình lên Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế.

- Quyết định cho nhập, thôi và tước quốc tịch Việt Nam.

Vị trí pháp lý của Chủ tịch nước trong các chính thể

Chế định về Chủ tịch nước ở mọi quốc gia đều được quy định trong văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp.

Chế định về Chủ tịch nước ở mọi quốc gia đều được quy định trong văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp

Trong Hiến pháp thường dành 1 chương hoặc 1 đạo luật quy định về trình tự bầu cử, thẩm quyền, mối quan hệ với các cơ quan, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí, vai trò của Chủ tịch nước,...

Trong chính thể quân chủ lập hiến, chỉ nhà Vua có chức năng, Nữ hoàng và Quốc vương chỉ mang tính chất tượng trưng, mọi hoạt động của 3 đối tượng này nhằm mục đích chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động đã thực hiện rồi của Chính phủ, Nghị viện.

Trong chính thể cộng hòa tổng thống, Tổng thống là người do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, vừa là Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp.

Trong các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị, Tổng thống được bầy qua con đường Nghị viện. Chức vụ này không đứng đầu Chính phủ mà là Chính phủ. Thủ tướng không chịu trách nhiệm trước Tổng thống, chỉ chịu trước Nghị viện.

Trong chính thể cộng hòa lưỡng tính là tổng hợp những đặc điểm của cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị. Tổng thống là Chủ tịch nước đứng đầu một quốc gia, cũng là người có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp.

Vị trí pháp lý của Chủ tịch nước ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa

Trong chính thể Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực tập trung thống nhất vào cơ quan đại diện quyền lực là Xô–viết tối cao ở Liên Xô(trước đây) và Quốc hội ở những nước còn lại.

Các nước XHCN thuộc Đông Âu, Liên Xô trước đây, Cu Ba và Việt Nam, Hiến pháp không quy định thiết chế Chủ tịch nước là cá nhân

Các nước XHCN thuộc Đông Âu, Liên Xô trước đây, Cu Ba và Việt Nam, Hiến pháp không quy định thiết chế Chủ tịch nước là cá nhân.

Xô-viết tối cao, Quốc hội nắm toàn bộ quyền lực của nhà nước, trong đó có cả quyền của Chủ tịch nước. Mọi chức năng của nguyên thủ quốc gia đều đều do 2 cơ quan này đảm nhiệm.

Những nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hiến pháp quy định nguyên thủ quốc gia cá nhân là Chủ tịch nước nhưng tổ chức quyền lực nhà nước là tập quyền.

Vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, thiết chế Chủ tịch nước được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp, cụ thể như sau:

Trong Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước có vụ trí là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, cơ quan hành pháp và quyết định nhân sự Nội các, chính sách hành pháp quốc gia

Trong Hiến pháp năm 1946

Bộ máy nhà nước ở giai đoạn này được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền nhưng vẫn còn mang nhiều dấu ấn của hình thức cộng hòa đại nghị. Cơ quan có quyền lực cao nhất nước là Nghị viện nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của toàn quốc là Chính phủ.

Trong Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước có vụ trí là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, cơ quan hành pháp và quyết định nhân sự Nội các, chính sách hành pháp quốc gia.

Chủ tịch nước do Nghị viện bầu ra, nhưng không chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Thậm chí, Chủ tịch nước còn có khả năng lập pháp của Nghị viện qua quyền phủ quyết luật hoặc sau khi biết quyết không tín nhiệm Nội các.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm, đặc điểm của chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 là: “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân để điều hành Nhà nước mới giành chính quyền, tập hợp toàn dân đoàn kết để đánh đuổi thù trong, giặc ngoài”.

Hiến pháp năm 1959

Theo Hiến pháp năm 1959, bộ máy nhà nước chuyển sang chế độ XHCN, cơ quan có quyền lực cao nhất là Quốc hội.

Chế định Chủ tịch nước được quy định thành 1 chế định độc lập mang tính chất là người đứng đầu nhà nước, nguyên thủ quốc gia.

Quyền hạn của Chủ tịch nước chủ yếu mang tính đại diện hình thức cho các hoạt động đối nội, đối ngoại của quốc gia. Nhưng chức vụ này vẫn có vai trò nhất định với cơ quan hành pháp, giữ quyền điều phối hoạt động của cơ quan nhà nước.

Vai trò của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1959 là chỉ xét thay khi cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp năm 1980 xác lập chế độ Chủ tịch nước tập thể là Hội đồng nhà nước. Chế định này là sự hợp nhất giữa chế định Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước của Hiến pháp năm 1959.

Trong Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Thủ tướng Chính phủ,...

Dó đó, Cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội là Hội đồng nhà nước, Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam.

Hội đồng nhà nước có quyền giám sát công tác của Hội đồng Bộ trưởng, TAND tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngoài ra còn đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, quyết định trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Hội đồng Bộ trưởng. Đồng thời cử, bãi miễn Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên.

Hiến pháp năm 1992

Trong Hiến pháp năm 1992, chế định Chủ tịch nước được thiết lập lại thành một thiết chế riêng biệt như năm 1959,nhưng vẫn có sự kế thừa những ưu điểm của Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980.

Mô hình này đã tạo được sự gắn bó giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia nhưng vẫn đảm bảo được sự phối hợp, phân công giữa các cơ cấu của bộ.

Hiến pháp năm 2013

Trong Hiến pháp năm 2013, vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước được tiếp tục kế thừa những quy định trong các bản Hiến pháp trước đó.

Theo đó, Hiến pháp này quy định điều kiện để được bầu chức vụ Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội. Đồng thời cũng không quy định điều kiện về xuất thân, quốc tịch, độ tuổi tối thiểu của ứng viên như ở một số nước trên thế giới.

Tại đây, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,...

Theo Luatminhkhue.vn

4.9/5 (74 votes)

27 03/24

Sơ đồ tổ chức Bộ Tư pháp cùng các cơ quan Tư pháp địa phương tại Việt Nam hiện nay

Đã hơn 70 năm kể từ khi ra đời, qua quá trình xây dựng, cải cách, phát triển Bộ Tư pháp Việt Nam ta đã dần hoàn thiện và có được mô hình tổ chức như ngày nay.

25 03/24

Kho bạc là gì? Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của kho bạc nhà nước

Kho bạc nhà nước là cụm từ quen thuộc không còn xa lạ gì với mỗi người. Kho bạc có chức năng, vai trò cũng như vị trí đặc biệt quan trọng trong thực tiễn.

23 03/24

Bộ Công an là gì? Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công an

Nhắc đến Bộ Công an chắc hẳn không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta. Họ là lực lượng nòng cốt, hùng mạnh trong việc thực hiện bảo vệ an ninh của một quốc gia.

21 03/24

Bật mí phương pháp xác định khách hàng tiềm năng của nhãn hiệu Coca-Cola

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng phải xác định được cho mình đối tượng khách hàng tiềm năng và nhãn hiệu Coca-Cola cũng không ngoại lệ.

19 03/24

Khám phá các kiểu, các mô hình nhà nước được hình thành trong lịch sử

Lịch sử nhân loại đã trải qua 4 kiểu nhà nước khác nhau tương ứng với 4 hình thái kinh tế xã hội lần lượt như chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa.

17 03/24

Cơ quan hành pháp là gì? Đặc điểm và chức năng của cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp được xem là một trong ba nhánh quyền lực vô cùng quan trọng, cùng với cơ quan lập pháp và tư pháp cấu thành nên bộ máy Nhà nước Việt Nam ta.

15 03/24

Bộ nội vụ là gì? Bộ Nội vụ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn ra sao?

Bộ Nội vụ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước về sự nghiệp và tổ chức nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

13 03/24

Bộ Tư Pháp Là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

Bộ Tư Pháp đóng vai trò chủ chốt trong xây dựng và thi hành các văn bản pháp luật của nước Việt Nam. Vậy chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

11 03/24

Bộ công an là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ra sao

Cơ quan công quyền trực thuộc Chính phủ nước Việt Nam được gọi là Bộ công an(có tiền thân là Bộ Nội vụ).

09 03/24

Bộ quốc phòng là gì? Tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc Phòng nước Việt Nam

Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Bộ này có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

07 03/24

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thế nào? Tất tần tật những thông tin về Chủ tịch nước

Chủ tịch nước(nguyên thủ quốc gia) là người đứng đầu nhà nước, thay mặt trong các quan hệ đối nội, đối ngoại.

05 03/24

Thủ tướng chính phủ làm gì? Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao?

Thủ Tướng chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu mọi trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động Chính phủ và nhiệm vụ được giao. Vậy thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao trong hiến pháp thế giới và Việt Nam? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

03 03/24

Quốc hội là gì? Quốc hội có những chức năng và nhiệm vụ gì?

Quốc hội là gì? Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người đang muốn tìm hiểu về vấn đề này. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy cùng chuyên trang giải đáp thông qua nội dung dưới đây nhé!

01 03/24

Danh sách bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi kiện toàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội khóa XV phê chuẩn việc bổ nhiệm phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

28 02/24

Tìm hiểu chi tiết từ a-z về Histogram Diagram (biểu đồ phân bố tần suất)

Histogram Diagram là gì? Lợi ích của biểu đồ phân bố tần suất là như thế nào? Có những dạng biểu đồ nào và ý nghĩa của chúng ra sao? Cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình bạn nhé!

26 02/24

2 tiêu chí phân biệt Cơ quan Nhà nước với Đơn vị sự nghiệp công lập

Đặc điểm, phân loại là 2 tiêu chí dùng để phân biệt giữa Cơ quan Nhà nước với Đơn vị sự nghiệp công lập. Tham khảo những thông tin dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này cũng như khái niệm của chúng bạn nhé!