Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
06/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình xác định, phân tích 5 lực lượng cạnh tranh trong những ngành công nghiệp. Nó giúp xác định được những điểm mạnh và yếu của ngành. Để hiểu hơn về mô hình này chúng ta cùng phân tích qua bài viết dưới đây nhé!
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Michael Porter chính là một nhà hoạch định chiến lược, cạnh tranh hàng đầu trên thế giới. Ông cung cấp khung lý thuyết để các doanh nghiệp có thể phân tích về năng lực cạnh tranh của mình. Trong đó, mô hình 5 áp lực cạnh tranh chính là thành tựu của nhân loại.
Mô Porter’s Five Forces là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận
Mô hình này còn gọi là Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu vào năm 1979 trên cuốn tạp chí Harvard Business Review với nội dung là tìm yếu tố tạo ra sự lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Mô Porter’s Five Forces được xem là một công cụ hiệu quả và hữu dụng giúp doanh nghiệp tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận.
Quan trọng hơn, mô hình này còn cung cấp cho doanh nghiệp những chiến lược cạnh tranh để duy trì hay gia tăng lợi nhuận cho mình.
Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh trong mô hình Porter’s Five Forces
5 lực lượng cạnh tranh trong Porter’s Five Forces bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng cùng với sản phẩm thay thế. Cụ thể:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại chính là cá nhân, công ty cùng sản xuất loại sản phẩm, đồng thời cùng phục vụ một phân khúc khách hàng mục tiêu cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Đây chính là những yếu tố chính để quyết định mức cạnh tranh cùng lợi nhuận của một ngành bất kỳ. Khi nhu cầu thị trường tăng, các công ty phải cạnh tranh để giành thị phần, cũng như mở rộng thị trường dẫn tới lợi nhuận thấp. Sự cạnh tranh giữa những đối thủ sẽ trở nên gay gắt hơn khi:
- Có nhiều đối thủ cùng cạnh tranh.
- Sản phẩm không hề có sự khác biệt, và rất dễ dàng thay thế.
- Rào cản để rút lui tăng lên.
- Lòng trung thành của những khách hàng thấp.
- Các đối thủ cạnh tranh “ngang tài, ngang sức” với nhau.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chính là những cá nhân, doanh nghiệp chưa cạnh tranh trong cùng một ngành nhưng khi có cơ hội họ sẽ có khả năng gia nhập ngành.
Mối đe dọa từ những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này sẽ tăng cao khi:
- Lượng vốn bỏ ra để tham gia thị trường đó thấp.
- Không có quy định của chính phủ.
- Các doanh nghiệp hiện tại không có nhãn hiệu, bằng sáng chế hoặc không tạo ra được sự uy tín thương hiệu.
- Chi phí để chuyển đổi khách hàng thấp.
- Lòng trung thành của khách thấp.
- Các sản phẩm kinh doanh gần giống nhau.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Để ngăn chặn những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, doanh nghiệp trong ngành thường đặt ra những rào cản trở như:
- Chiếm ưu thế về chi phí nguồn nhân lực, công nghệ, nguyên vật liệu….: Khi công ty chiếm ưu thế về chi phí, giá sản phẩm chắc chắn cũng sẽ giảm. Với những sản phẩm cùng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, khi giá của công ty mình thấp, mức độ cạnh tranh với đối thủ sẽ cao hơn.
- Lợi dụng các ưu thế về quy mô của doanh nghiệp để giảm chi phí trên sản phẩm.
- Khác biệt hóa giữa các sản phẩm: Đây có thể là sự khác biệt về mẫu mã, chất lượng hoặc bao bì sản phẩm…
- Duy trì, củng cố những kênh phân phối hiện tại và mở rộng các kênh phân phối khác để chiếm lĩnh thị trường.
Quyền thương lượng của nhà cung ứng
Nhà cung ứng chính là những cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ/hàng hóa trên thị trường. Những nhà cung ứng có thể sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp qua việc: Giảm chất lượng hàng hóa, tăng giá dịch vụ, giao hàng không đúng địa điểm, thời gian quy định,….
Những điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả cùng với chất lượng của sản phẩm đầu ra. Không những vậy nó còn tác động tới khả năng cạnh tranh của công ty.
Quyền thương lượng của nhà cung ứng
Ngoài ra, những nhà cung cấp còn có khả năng “áp đảo” các công ty khi:
- Có nhiều người mua nhưng ít nhà cung cấp.
- Không có hoặc có ít nguyên liệu để thay thế.
- Những nhà cung ứng lớn và đang thực hiện chiến lược hội nhập về phía trước.
- Chi phí để chuyển đổi nguyên liệu cao.
- Nhà cung ứng nắm giữ nguồn lực khan hiếm.
Quyền thương lượng của người mua
Khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng hay các nhà mua công nghiệp hoặc nhà phân phối. Mỗi một công ty muốn thành công thì luôn phải cố gắng phục vụ tốt những nhu cầu của người mua. Họ có khả năng tác động trực tiếp tới sự cạnh tranh của công ty khi yêu cầu cung cấp sản phẩm chất lượng hơn, giá thấp hơn và dịch vụ tốt hơn….
Ngoài ra khách hàng còn có khả năng “mặc cả” cao khi:
- Công ty chỉ có vài người mua.
- Khách hàng mua với số lượng hàng hóa lớn.
- Có nhiều sản phẩm, cũng như các công ty thay thế khác.
- Khách hàng là người nhạy cảm về giá.
- Chi phí để chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác thấp.
Sự đe dọa tới từ những sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế chính là dịch vụ, hàng hóa tương đồng về công dụng, giá trị lợi ích. Đặc biệt, những tính năng, công dụng cùng chất lượng của sản phẩm thay thế tốt hơn, đa dạng hơn nhưng giá lại cạnh tranh.
Sự đe dọa tới từ những sản phẩm thay thế
Bởi sản phẩm thay thế chính là kết quả của cải tiến về công nghệ. Cho nên sự xuất hiện của chúng sẽ làm giảm số lượng sản phẩm gốc tiêu thụ, từ đó làm giảm lợi nhuận cũng như hạn chế mức độ tăng trưởng của công ty. Thậm chí nó còn có thể hoàn toàn xóa bỏ những dịch vụ, hàng hóa hiện tại.
Chính vì vậy, để hạn chế những ảnh hưởng của sản phẩm thay các công ty cần đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên tiến hành cải tiến công nghệ để có thể giảm giá và nâng cao chất lượng của sản phẩm, cũng như giúp thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu của khách hàng.
Hy vọng với những chia sẻ chi tiết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter trên sẽ hữu ích dành cho bạn. Đừng quên liên hệ với chúng tôi ngay khi cần tới sự trợ giúp bạn nhé!
Theo: luanvan2s.com
4.9/5 (113 votes)