Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và các lưu ý khi đo nồng độ oxy trong máu
03/06/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay, máy đo chỉ số SpO2 rất đa dạng. Đây là thiết bị dùng để đo độ bão hòa oxy trong máu, đồng thời kết hợp với đo nhịp mạch thông qua đầu ngón tay.
Ngoài ra, các F0 nhẹ điều trị tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi tình trạng bất thường trong cơ thể của mình. Bài viết hôm nay, hãy cùng chuyên trang tìm hiểu cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng máy này.
Cách sử dụng và đọc thông số
Máy đo SpO2 cầm tay sẽ giúp phát hiện ra tình trạng giảm oxy trong máu. Việc sử dụng máy rất đơn giản, chỉ cần tiến hành theo các bước sau đây:
Bạn nên xoa ấm bàn tay trước khi đo để có được kết quả chính xác
- Bước 1: Người dùng cần kiểm tra xem máy còn pin hay không. Nếu hết pin, bạn hãy thay pin mới hoặc sạc pin(tùy theo từng loại máy).
- Bước 2: Mở kẹp và đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm cuối cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay hay sử dụng móng tay giả để đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, vì đầu ngón tay có thể che đi bộ phận cảm biến trong khe kẹp.
- Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy và lưu ý không cử động tay trong khi đo, kết quả sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.
- Bước 4: Sau khi đã đo và đọc kết quả xong, bạn rút ngón tay ra và đợi trong vài giây máy sẽ tự động tắt.
Màn hình LED hiển thị máy đo chỉ số SpO2
Cách đọc thông số đối với chỉ số nhịp mạch:
- Hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim hoặc tại vị trí ghi chữ PR.
- Đơn vị đo: lần/phút.
- Phạm vi: Từ 0 - 254 nhịp/phút.
- Giá trị bình thường: 60 - 100 lần/phút(đối với người lớn, vào lúc nghỉ ngơi).
Cách đọc thông số đối với chỉ số SpO2:
- Hiển thị dưới dạng số ở tại vị trí ghi chữ SpO2.
- Đơn vị đo: Phần trăm(%).
- Phạm vi: Từ 0 - 100%.
- Giá trị bình thường: Ở mức từ 94 - 100%.
Một số lưu ý khi sử dụng đối với người nhiễm Covid-19
Các F1 tự theo dõi tại nhà, không cần sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu. Nếu có triệu chứng nhiễm Covid-19 như ho, sốt, đau rát họng, khó thở, phải báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Những người mắc Covid-19 khi sử dụng máy sẽ phát hiện được tình trạng thiếu oxy trong máu
Trường hợp F0 không có triệu chứng, được phép tự cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế. Và có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để tự theo dõi tình trạng của mình.
Đối với người lớn bị F0, SpO2 < 92% cần có chỉ định điều trị oxy liệu pháp cho bệnh nhân. Đồng thời, buộc phải nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp tại bệnh viện.
Nếu SpO2 ≥ 92%, nhưng nếu bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, bao gồm cảm giác khó thở nhiều, thở nhanh > 30 lần/phút, cần phải được nhập viện để theo dõi và điều trị.
Những người mắc Covid-19, nếu diễn tiến nặng thường sẽ xuất hiện suy hô hấp và giảm oxy máu nặng vào ngày thứ 7 - 8 kể từ khi khởi phát bệnh.
Trên đây là tất tần tật thông tin hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và các lưu ý khi đo nồng độ oxy trong máu. Hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích qua bài viết này.
Theo: vnexpress.net
4.9/5 (76 votes)