Bỏ con dấu của doanh nghiệp, có nên không?

calendar 16/12/2020 user Đăng bởi: Hà Thu

Con dấu đang trở thành vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp nhắc tới bởi tính thực tiễn của nó. Hiện nay đã có không ít ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nên bỏ con dấu pháp lý. Điều này có nên hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Con dấu pháp lý đem đến cho các doanh nghiệp không ít rắc rối, phiền hà

Việc phụ thuộc vào con dấu qua nhiều đã gây ra cho các doanh nghiệp không ít phiền hà cũng như hậu quả đáng tiếc.

Trong hội thảo “Con dấu của doanh nghiệp – Sự cải tổ cần thiết” được tổ chức bởi VIện nghiên cứu kinh tế, quản lý trung ương đã chỉ ra tồn tại cùng với những điều bất hợp lý và hậu quả đối với doanh nghiệp khi phụ thuộc vào con dấu quá nhiều.

Con dấu pháp lý đem đến cho các doanh nghiệp không ít rắc rối, phiền hà

Con dấu pháp lý đem đến cho các doanh nghiệp không ít rắc rối, phiền hà

Theo như báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Doing Business 2014: Doanh nghiệp đã phải thực hiện 10 thủ tục trong vòng 24 ngày để có thể khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, thủ tục có liên quan tới con dấu đã mất ít nhất khoảng 6 ngày. Hầu hết những nước thu nhập cao trong OECD hiện nay đã bãi bỏ con dấu trong những giao dịch của các doanh nghiệp.

Theo như đánh giá của những chuyên gia, ở Việt Nam, con dấu doanh nghiệp được quy định ở điều 36 của Luật Doanh nghiệp 2005 không những không mang đến sự bảo đảm chắc chắn cho những giao dịch mà còn dễ dàng bị làm giả. Điều này đã gây không ít phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Quốc hội đã chính thức bỏ con dấu doanh nghiệp từ ngày 1/7/2015 qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

Quốc hội đã biểu quyết và thông qua dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với hơn 85,51% đại biểu quốc hội tán thành. Điều này đồng nghĩa với việc, con dấu doanh nghiệp sẽ chính thức được dỡ bỏ.

Tại Quốc hội sáng ngày 26/11, Nguyễn Văn Giàu – chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Có đại biểu đã đề nghị nghiên cứu thêm về con dấu để phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành về việc sử dụng, quản lý con dấu cũng như biện pháp bảo đảm con dấu có giá trị về pháp lý, không bị làm giả.

Tuy nhiên, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sau khi thẩm tra cho rằng, doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết định về nội dung, hình thức và việc sử dụng, quản lý con dấu. Nhưng, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải

Tuy nhiên, sau khi thẩm tra Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu. Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi tham gia những hoạt động kinh doanh, đương nhiên bên đối tác phải có biện pháp kiểm tra toàn diện về doanh nghiệp cũng như tính xác thực của con dấu để hai bên tin tưởng, ký kết và thực hiện giao dịch.

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức bỏ con dấu doanh nghiệp từ ngày 1/7/2015

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức bỏ con dấu doanh nghiệp từ ngày 1/7/2015

Trước ý kiến đó, ĐBQH đã đề nghị quy định rõ những người có thẩm quyền quản lý con dấu trong trường hợp doanh nghiệp đó có nhiều người đại diện. Thế nhưng, theo Uỷ ban Thường vụ quốc hội, việc sử dụng, quản lý con dấu là quyền của mỗi doanh nghiệp và đã được quy định trong điều lệ của công ty. Để làm rõ nội dung này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành chỉnh lý 3 Điều 44 của dự án Luật. Cụ thể: “Việc quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu sẽ được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty”.

Sau nhiều tranh cái, con dấu doanh nghiệp cuối cùng cũng được dỡ bỏ. Nhiều ý kiến đã cho rằng đây là sự cởi trói lớn cho các doanh nghiệp Việt. Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bao gồm 10 chương và 213 điều sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015.

Một số câu hỏi xoay quanh vấn đề con dấu doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2014 sẽ tiến hành cải cách con dấu như thế nào?

Theo Luật DN 2014, con dấu sẽ do các doanh nghiệp tự quản lý, tự quyết định mục đích dùng. Lúc này con dấu sẽ không còn là dấu hiệu quan trọng nhất để có thể xác định giá trị pháp lý trong những văn bản. Điều quan trọng nhất là nhìn vào nội dung của văn bản, cũng như giấy tờ giao dịch chứ không phải là con dấu. Con dấu mang ý nghĩa là dấu hiệu nhận biết của mỗi doanh nghiệp hơn là yếu tố có tính pháp lý.

Xã hội sẽ an toàn hơn nếu không có con dấu- đúng không?

Khi con dấu không còn, người dân chắc chắn sẽ không dễ dàng chấp nhận bản hợp đồng, văn bản, giao dịch với những doanh nghiệp mà chỉ có chữ kỹ. Lúc đó, người dân cùng các doanh nghiệp sẽ cẩn trọng hơn khi xem xét tới những nội dung trong hợp đồng, giao dịch. Từ đó sẽ không còn tình trạng người giữ con dấu lạm dụng để thực hiện các hành vi phi pháp nữa.

Hơn hết, khi con dấu không còn hoặc là không có giá trị pháp lý thì doanh nghiệp cũng tránh được nhiều rủi ro như làm giả con dấu,…..

Xã hội sẽ an toàn hơn nếu không có con dấu

Xã hội sẽ an toàn hơn nếu không có con dấu

Bỏ con dấu có phải chỉ có doanh nghiệp mới được lợi?

Xét về mặt hành chính, môi trường kinh doanh việc bỏ con dấu doanh nghiệp có tác dụng tích cực. Theo như tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh, chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam đứng ở vị trí 108 (dưới mức trung bình). Nếu như con dấu được lược bỏ thì doanh nghiệp sẽ bỏ được 2 thủ tục hành chính là khắc dấu, làm dấu.

Như vậy chất lượng cũng như môi trường kinh doanh ở Việt Nam dưới con mắt quốc tế cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Không những thế việc cải cách hành chính cũng có những tín hiệu tích cực với doanh nghiệp.

Bộ KH&ĐT sẽ thực hiện cải cách con dấu với doanh nghiệp như thế nào?

Hiện nay ban soạn thảo nghị định chúng tôi đã có những đề xuất bộ KH&ĐT nên đi đầu, tiên phong trong cải cách con dấu với doanh nghiệp.

Ban soạn thảo cũng đã thiết kế những giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ theo luật DN năm 2014. Những giấy tờ, biểu mẫu và hồ sơ sau ngày 1/7 chỉ cần có họ tên cùng với chữ kts của người đại diện doanh nghiệp là hợp lệ và được chấp nhận. Hay nói một cách dễ hiểu thì mục “ký tên và đóng dấu” hiện chỉ còn “ký tên”.

Nhưng nếu những cơ quan nhà nước khác yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu thì sao?

Đây là một điều đáng lo ngại đối với Luật Doanh nghiệp 2014. Nếu như những cơ quan nhà nước khác đòi hỏi trong văn bản cần có con dấu pháp lý thì cải cách của Luật DN 2014 chỉ đạt được 3/4 điều mong muốn.

Ban soạn thảo nghị định sửa đổi này kỳ vọng việc bỏ con dấu doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT sẽ là điển hình để những bộ, ngành hay cơ quan khác nhân rộng để đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính và giảm chi phí xã hội cho doanh nghiệp, nhà nước và cả người dân. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ cải cách của những cơ quan nhà nước khác.

Theo: luatsuphamtuananh.com

4.8/5 (101 votes)

17 11/24

Tổng hợp những định đúng sai về môn Luật Hành chính mới nhất (có đáp án-Phần III)

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu 80 câu nhận định đúng sai về môn Luật Hành Chính mới nhất 2021. Vậy hôm nay, hãy cùng chuyên trang tiếp tục khám phá những câu nhận định còn lại nhé.

15 11/24

Bộ tư pháp là cơ quan hành pháp đúng không?

Hiện nay có nhiều người thắc mắc bộ tư pháp có đúng là có quan hành pháp không? Bộ máy nhà nước của nước ta là như thế nào? Mời bạn cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết những thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

13 11/24

Tổng hợp những định đúng sai về môn Luật Hành chính mới nhất (có đáp án-Phần II)

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu 40 câu nhận định đúng sai về môn Luật Hành chính mới nhất. Đến với bài viết hôm nay, hãy cùng chuyên trang khám phá 40 câu tiếp theo của môn Luật này bằng những thông tin dưới đây bạn nhé!

11 11/24

5 tiêu chí để phân biệt thế chấp, cầm cố và bảo lãnh

5 tiêu chí dùng để phân biệt 3 loại biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được sử dụng nhiều nhất là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bao gồm: chủ thể tham gia, bản chất, hình thức, tài sản và tính hiệu lực. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, đừng vội bỏ qua những thông tin dưới đây bạn nhé!

09 11/24

Tổng hợp những nhận định đúng sai về môn Luật Hành chính mới nhất (có đáp án - Phần I)

Bạn đã hiểu rõ về môn Luật Hành chính chưa? Bài viết hôm nay chuyên trang chia sẻ những câu nhận định đúng sai về môn Luật Hành chính mới nhất. Mời bạn hãy bớt chút thời gian của mình cùng tìm hiểu. Tin rằng với những thông tin trên đây giúp ích đến bạn nhiều!

07 11/24

4 bước để được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip

Chỉ cần thực hiện 4 bước đơn giản, bạn đã được cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp rồi đấy. Để tìm hiểu xem những bước đó phải làm như thế nào, bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé!

05 11/24

Mách nước “kịch bản phá sản” hoàn hảo trong thời Covid-19

Thống kê mới nhất cho thấy, do ảnh hưởng của Covid-19, ít nhất khoảng 35% doanh nghiệp trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ phá sản. Đặc biệt tại Việt Nam có đến 70% công ty phải dừng hoạt động trong năm 2020(so với năm 2019).

03 11/24

Phải làm gì khi thiếu năm đóng BHXH nhưng đã đủ tuổi nghỉ hưu?

Để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện về tuổi cũng như số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy trong trường hợp người lao động thiếu năm đóng BHXH nhưng đã đủ tuổi nghỉ hưu thì giải quyết như thế nào?

01 11/24

Bỏ con dấu của doanh nghiệp, có nên không?

Con dấu đang trở thành vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp nhắc tới bởi tính thực tiễn của nó. Hiện nay đã có không ít ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nên bỏ con dấu pháp lý. Điều này có nên hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

30 10/24

Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Nhãn hiệu chính là tài sản trí tuệ của mỗi doanh nghiệp. Hay bạn có thể hiểu nó là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của cá nhân/tổ chức khác nhau.