Bộ tư pháp là cơ quan hành pháp đúng không?
02/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay có nhiều người thắc mắc bộ tư pháp có đúng là có quan hành pháp không? Bộ máy nhà nước của nước ta là như thế nào? Mời bạn cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết những thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!
Bộ tư pháp là gì?
Bộ tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về:
- Công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
- Kiểm tra văn bản quy phạm của pháp luật.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thi hành án dân sự.
- Hành chính tư pháp.
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công của các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước.
- Bổ trợ tư pháp và những công tác tư pháp khác ở phạm vi cả nước.
Bộ tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3 bộ máy nhà nước hiện nay của nước ta
Hiện tại, bộ máy nhà nước của nước ta được chia thành 3 hệ thống. Bao gồm hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống cơ quan hành pháp và hệ thống cơ quan Tư pháp. Cùng tìm hiểu cụ thể về các bộ máy này ngay bạn nhé!
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam
- Quốc hội: Đây là cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước cao nhất tại Việt Nam. Đồng thời Quốc hội được xem là cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương.
Quốc hội là cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước cao nhất tại Việt Nam
- Hội đồng nhân dân các cấp(bao gồm có cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh): Đây là quan nắm giữ quyền lực nhà nước ở địa phương.
Hệ thống cơ quan hành pháp nhà nước Việt Nam
- Chính phủ: Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở nước ta. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ như Bộ Tư pháp, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An,…là giúp việc cho Chính phủ. Bên cạnh đó còn có cơ quan thuộc Chính phủ như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam,…
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở nước ta
- Ủy ban nhân dân các cấp giống như UBND, HĐND được tổ chức ở các cấp xã, huyện và tỉnh: Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Hệ thống cơ quan Tư pháp
- Viện kiểm sát nhân dân: Là cơ quan tư pháp, nắm giữ quyền công tố trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Với chức năng kiểm soát các hoạt động tư pháp ở Việt Nam.
Trong đó, viện kiểm sát nhân dân được chia thành 4 cấp là Tối cao, Cấp cao, cấp tỉnh và cấp huyện. Đối với viện kiểm sát quân sự gồm có viện kiểm sát quân sự trung ương, quân khu và khu vực.
- Tòa án nhân dân: Là cơ quan tư pháp, nắm giữ vai trò xét xử(hành chính, dân sự và hình sự), thực hiện quyền tư pháp tại Việt Nam. Tương tự như Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân được chia thành 4 cấp là Tối cao, Cấp cao, cấp tỉnh và cấp huyện.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được Bộ tư pháp có phải là cơ quan hành pháp không. Nếu còn thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới để được chuyên trang giải đáp nhanh nhất bạn nhé!
Theo Thukyphaply.com
4.9/5 (92 votes)