Mách nước “kịch bản phá sản” hoàn hảo trong thời Covid-19
10/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Thống kê mới nhất cho thấy, do ảnh hưởng của Covid-19, ít nhất khoảng 35% doanh nghiệp trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ phá sản. Đặc biệt tại Việt Nam có đến 70% công ty phải dừng hoạt động trong năm 2020(so với năm 2019).
Vậy làm thế nào để tuyên bố phá sản một cách êm tai nhất? Cách gì sẽ giảm bớt thiệt hại cho chủ doanh nghiệp tối đa? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn thêm gợi mở hay về vấn đề này đấy!
Phá sản là gì? Luật định nói gì về tình trạng này?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 nêu rõ. Phá sản là tình trạng một chủ thể(cá nhân hoặc pháp nhân) không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nói dễ hiểu hơn là bạn không còn tài sản nào để trả các khoản nợ đã vay.
Mặt khác, phá sản không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ dừng hoạt động hay trở về con số 0. Việc chuẩn bị một kế hoạch phá sản kỹ lưỡng, đúng hướng có thể là cứu cánh tuyệt vời giúp công ty tránh xa thiệt hại liên đới khác.
Số doanh nghiệp Việt buộc phải dừng hoạt động trong năm 2020 tăng hơn 70% so với năm 2019
Mời bạn cùng đến với chia sẻ sau đây để tìm ra phương pháp hay mà chuyên gia kinh tế đang gợi mở dành cho doanh nghiệp bị phá sản.
Kịch bản phá sản doanh nghiệp đang khó khăn nên cân nhắc tham khảo
Để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch BCP(Business Continui Plan). Theo đó, doanh nghiệp cần xác định:
- Doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro gì.
- Kiểm tra xem biện pháp đang thực thi có hiệu quả hay không?
- Cập nhật các biện pháp để ứng phó với các tình huống đang phát sinh.
Kế hoạch BCP(Business Continui Plan) cứu cánh doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong kinh doanh
Thực tế, doanh nghiệp không biến mất sau khi tuyên bố phá sản. Một số thương hiệu lớn trên thế giới vẫn hoạt động và trỗi dậy mạnh mẽ sau biến cố. Vì thế, công ty cần tập trung vào dòng tiền và khả năng có thể thanh toán để tránh rủi ro.
Bạn nên tính toán kỹ:
- Với số tiền còn lại,doanh nghiệp sẽ duy trì được bao nhiêu lâu?
- Bạn nên căn cứ vào “chỉ số sống sót” để tính sát thực tế nhất quỹ thời gian giúp bản thân có thể duy trì theo ảnh dưới đây:
Công thức tính “chỉ số sống sót: của doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính
- Doanh nghiệp nên xác định rõ rằng phá sản chỉ là tình trạng trước mắt. Bạn nên làm hồ sơ “bảo hộ phá sản”. Nhờ vậy, chúng ta có khả năng giãn thời gian trả nợ, tìm ra phương án hay để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.
- Hoặc bạn có thể xin gia hạn thời gian trả nợ. Đây cũng là phương pháp hay để giúp doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại khi tài chính công ty suy giảm. Đối với cách này, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng và chi tiết và có chính sách ưu tiên rõ ràng. Nhờ thế, quá trình thương thảo, thuyết phục của chúng ta sớm có kết quả như ý.
- Trong số tài sản hiện hành bạn đang có, món nào có thể bán để giải quyết nhu cầu tài chính. Đây cũng là cách hay để có thể trả nợ.
- Mời chính chủ nợ tham gia vào phát triển doanh nghiệp. Khoản nợ mà công ty đang nợ đối tác sẽ chuyển sang thành góp vốn nên giảm bớt sự căng thẳng trong quá trình trả nợ.
Hy vọng với các chia sẻ vừa rồi, bạn có thêm các kinh nghiệm hay để xử lý tình trạng khó có thể trả nợ đúng hẹn. Đừng quên đến với Sidoni.net mỗi ngày để có thêm các thông tin giá trị hơn nữa về vấn đề này bạn nhé!
Theo VTV.
4.9/5 (113 votes)