Bí quyết khởi nghiệp bất chấp của Mohnish Pabrai
20/05/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Một trong những quan điểm phổ biến nhất của nhiều doanh nhân hiện nay là không dám chịu rủi ro. Tuy nhiên, với Mohnish Pabrai lại ngược lại, ông khởi nghiệp bất chấp mọi rủi ro. Cùng tìm hiểu chi tiết về thông tin này trong nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!
Tận dụng thời gian trống để khởi nghiệp
Bạn phải tư duy đúng là đa phần các mô hình kinh doanh bắt đầu gần như không rủi ro. Cách mà bạn khởi nghiệp không chịu rủi ro là có thể đi bộ và nhai kẹo cao su lúc đó. Tôi sẽ giải thích ý nghĩa câu nói này, một tuần có 168 giờ, bạn nghĩ mình sẽ làm việc bao nhiêu giờ trong tuần và mỗi ngày?
Thường, chúng ta sẽ làm việc 8 giờ một ngày, tương đương với 40 giờ một tuần. Như vậy bạn sẽ dư ra 128 giờ trống. Chẳng hạn bạn không mất nhiều thời gian cho việc di chuyển giữa nơi làm việc và nơi ở.
Tận dụng thời gian trống để khởi nghiệp
Khi đó, bạn mất khoảng 5 giờ cho việc di chuyển và còn 123 giờ trống. Khi đó, bạn ngủ khoảng 8 giờ mỗi ngày, tổng cộng sẽ mất 60 giờ dành cho giấc ngủ. Có nghĩa là bạn còn 60 giờ trống và thời gian ăn uống, sinh hoạt cá nhân, vẫn còn hơn 40 giờ trống.
Mô hình kinh doanh phần lớn đều không gặp rủi ro
Khi đi làm, bạn còn có thời gian để làm công việc khác. Với 40 giờ này, bạn có thể làm gì. Kinh doanh song song với công việc hiện tại để được trả lương và phí tiêu dùng. Tuy nhiên bạn không nên cắt nguồn tiền đó đi mà hãy làm cả hai cùng một lúc.
Chẳng hạn khi thành lập Gandhi Gari, mọi người trong đội ngũ sáng lập đều duy trì công việc của họ. Nếu có vấn đề xảy ra với Gandhi Gari không có ai bị ảnh hưởng gì cả.
Mohnish Pabrai gần như không thua lỗ gì trong lần khởi nghiệp đầu tiên thất bại
Trước hết là bạn có thể kinh doanh và nên bắt đầu kinh doanh khi duy trì công việc cũ. Để dễ hình dung, tôi lấy ví dụ về công ty của mình là Peri Technologies thành lập khi tôi 22 tuổi. Nó kinh doanh phần mềm và gặp phải thất bại, 3 thành viên sáp lập của chúng tôi đều có công việc riêng.
Gần như chúng tôi không thua lỗ nhiều tiền vì kinh doanh chủ yếu là công cụ phần mềm. Trong khi đó, chúng tôi vẫn đi làm thuê, nên không có gì thay đổi. Đến 1990, tôi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp khác tên Transtech.
Vào 2/1991 tôi có 3 khách hàng và nguồn doanh thu có tiến triển nên đã nghỉ việc. Khi đó Transtech thì hoạt động hiệu quả và tăng trưởng theo quy mô.
Bài học từ anh chủ tiệm tóc
Chẳng hạn thị trấn E và F gần nhau, khoảng cách giữa chúng là 10km. Có hai hiệu tóc ở hai đầu của thị trấn, vì kinh tế phát triển nên thị trấn mới vừa mọc lên là H.
Người thợ cắt tóc này để ý là thỉnh thoảng có người từ thị trấn H đến tiệm. Bởi thị trấn mới không có chỗ cắt tóc, đó là khu vực mới phát triển, nhiều thợ cắt tóc thấy càng nhiều khách đến từ thị trấn H. Trong hiệu tóc có một nhân viên được thuê, người ta nói anh muốn mở cửa hiệu cắt tóc riêng.
Anh ta muốn mua những thiết bị cũ và mở cửa hiệu nhỏ ở thị trấn C, mở 2 ngày/tuần. Còn 5 ngày còn lại sẽ làm việc ở cửa hiệu của ông chủ và nhận lương. Sau một thời gian, ngày càng có nhiều khách hàng đến tiệm để cắt tóc.
Lúc đó, anh ta tăng thời gian mở cửa lên 3 ngày rồi 4 ngày. Cuối cùng anh xin nghỉ ở tiệm, đồng thời thị trấn này cũng phát triển và anh là người thợ cắt tóc đầu tiên tại đây.
Theo Happy.live
4.9/5 (113 votes)