Kinh tế chia sẻ là gì? 5 mô hình chia sẻ nổi tiếng nhất hiện nay
21/02/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Kinh tế chia sẻ là gì? Mô hình có những thách thức tồn tại nào? Để giải đáp cho những thắc mắc này hãy dành thời gian cùng tìm hiểu ở ngay trong bài viết này bạn nhé!
Kinh tế chia sẻ là gì?
Kinh tế chia sẻ là một loại mô hình của thị trường lai (giữa tặng quà và sở hữu) dựa vào việc chia sẻ quyền truy cập dịch vụ và hàng hóa. Trên thực tế, có 3 yếu tố chính để chia sẻ là các mạng xã hội trực tuyến, hành vi của khách hàng và những thiết bị di động thuận lợi.
Kinh tế chia sẻ là một loại mô hình của thị trường lai (giữa tặng quà và sở hữu) dựa vào việc chia sẻ quyền truy cập dịch vụ và hàng hóa
Bên cạnh đó, những nền kinh tế chia sẻ cho phép sử dụng tối ưu hóa được nguồn lực thông qua chia sẻ, tái sử dụng và chia sẻ dịch vụ, hàng hóa.
5 mô hình kinh tế chia sẻ nổi tiếng nhất hiện nay
Vào năm 2009, mô hình này phát triển vô cùng mạnh mẽ khi nền kinh tế của Mỹ xảy ra khủng hoảng. Điều này khiến cho người dân phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh đang khó khăn.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đã nhanh chóng phát triển và vượt ra khỏi biên giới của Mỹ. Thậm chí, nó còn lan rộng ra khắp châu Âu cũng như toàn thế giới.
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành hàng triệu công ty chia sẻ tài sản lớn như Airbnb, RelayRides.... Tất cả các công ty này đều sử dụng công nghệ điện thoại 3G, thanh toán online với hiệu suất cao, GPS, nhằm tiết kiệm được chi phí và tăng lợi ích cho mọi bên.
Các mô hình chia sẻ nổi bật, cụ thể:
Mô hình RelayRides
RelayRides là một loại mô hình chia sẻ xe ô tô trong cộng đồng và tận dụng được nguồn tài nguyên là các chiếc đã được tư nhân sở hữu. Đối tượng thường thuê xe là người đã được đánh giá lái xe an toàn ít nhất trong 2 năm (không bị phạt và không gây tai nạn).
Mô hình RelayRides
Mô hình Airbnb
Mô hình chia sẻ nhà ở cho những người đi du lịch và có thể tận dụng được nguồn tài nguyên đang bị lãng phí. Đó chính là các căn phòng không sử dụng tới.
Mô hình Uber
Mô hình này có thể tận dụng nguồn tài nguyên chính là xe gắn máy và ô tô ít được đưa vào lưu thông. Đồng thời, cả những người lao động không kiếm được việc làm.
Mô hình TaskRabbit
TaskRabbit hay còn được gọi là mô hình giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Vào năm 2012 đã được đầu tư 38 triệu USD.
Mô hình TaskRabbit
Mô hình Peer lending
Đối với mô hình này, mọi đối tượng ở trong cộng đồng sẽ cho vay lẫn nhau. Đặc biệt không hề thông qua trung gian đó chính là ngân hàng.
Những thách thức tồn tại của kinh tế chia sẻ
Mô hình kinh tế chia sẻ có những lợi ích như, kinh tế chia sẻ bảo vệ môi trường, tiết kiệm được chi phí. Giảm bớt lãng phí của tài nguyên xã hội, tăng hiệu quả nền kinh tế.
Bên cạnh lợi ích, mô hình có thách thức như: Các thách thức về mặt khung pháp lý đặt ra cho mô hình này đó chính là sự cạnh tranh không công bằng.
Mô hình nhanh chóng bị thoái trào từ năm 2010
Đến giữa thập niên 2010, những nền tảng tiêu dùng chung đã dần trở thành các công ty được định giá hàng tỷ USD. Doanh nhân Adam Werbach cho biết: “Mọi nền tảng cho thuê đều có thể đạt tới giá trị khổng lồ nhưng lại không hề phản ánh đến tinh thần chia sẻ. Trên thực tế, hàng triệu người chia sẻ để số ít có thể trở thành một tỷ phú”.
Trong một số trường hợp như, kinh tế chia sẻ làm trầm trọng thêm các vấn đề mà người ta kỳ vọng nó sẽ giải quyết được. Ngoài ra, quyền lực, tài sản và sự kiểm soát không được phi tập trung hóa mà ngược lại nó ngày càng tập trung tới những nền tảng lớn.
Một số công ty chia sẻ không kiểm tra chặt chẽ tới lực lượng freelancer. Đồng thời, mô hình cũng không mang lại được sự ổn định cho tài chính.
Mô hình nhanh chóng bị thoái trào
Mô hình chia sẻ có thể sẽ bị chết dần chết mòn bởi lỗi mốt
Kể từ năm 2016 cho tới nay, mọi doanh nhân sử dụng các từ như “dịch vụ theo yêu cầu”, “nền tảng”, gần đây nhất là “kinh tế Gig”. Vào năm 2018, chuyên gia kinh tế April Rinne – thành viên của Ủy ban Kinh tế Chia sẻ TQ đã thừa nhận mặt tối của mô hình.
Hiện nay, một số tập đoàn lẫn chuyên gia đã không sử dụng từ chia sẻ là do người tiêu dùng đã không quá tin tưởng tới mô hình này nữa. Doanh nhân Adam Werbach đã phân tích người tiêu dùng có chia sẻ, nhưng mô hình kinh tế chia sẻ mang lại ít lợi nhuận.
Chính vì vậy, khi kinh tế chia sẻ đã bị lỗi mốt thì các chuyên gia cũng như nhà đầu tư bắt đầu nói tới mô hình mới. Blockchain chính là công nghệ HOT nhất hiện nay.
Nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam
Mặc dù tại Việt Nam mô hình này vẫn chưa thực sự phát triển nhưng vấn đề cho thuê các tài sản ít sử dụng và đang tồn tại. Chưa hết, nó đã xuất hiện và có rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Hiện nay, tại Việt Nam đã nổi lên 3 loại dịch vụ như: Dịch vụ lưu trú, chia sẻ phương tiện giao thông và cho vay ngang hàng. Tương tự đại đa số những nước khác, Việt Nam cũng đã theo đuổi ngành kinh tế chia sẻ nhưng không ít lần lao đao và ngậm trái đắng.
Không những vậy, ngành này rất hiếm khi đóng đầy đủ bảo hiểm. Do đó, người lao động cũng không được mặn mà. Nhìn chung, nước ta vẫn chưa có những khuôn khổ của pháp luật chặt chẽ để quản lý được mô hình hoạt động của kinh tế này.
Doanh nghiệp theo mô hình này có liên quan tới nhiều lĩnh vực thường rất lúng túng và không biết xin phép như thế nào và đăng ký ở đâu. Hơn thế nữa, mô hình còn tồn tại các hạn chế như nguy cơ cạnh tranh không được lành mạnh với những doanh nghiệp truyền thống.
Theo Người Thành Công
4.9/5 (116 votes)