3 loại bọt nên giữ lại khi nấu ăn bạn không nên bỏ lỡ
08/08/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Loại bọt nên giữ lại khi nấu ăn bao gồm bọt sữa đậu nành, bọt khi đun trà. Bên cạnh đó là bọt cà phê hay của nước ép rau củ, trái cây bạn cũng nên giữ lại.
Một số loại bọt khi nấu ăn giữ lại có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để biết rõ hơn về các loại bọt này ra sao? Bạn hãy dành chút thời gian đón đọc những chia sẻ bên dưới.
3 loại bọt nên giữ lại khi nấu ăn bạn nên biết
Khi chế biến các món ăn, có một số loại bọt nên hớt bỏ đi vì là tạp chất. Tuy nhiên, lại có loại bọt nên giữ lại vì là chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 3 loại bọt nên giữ lại khi nấu ăn bạn nên biết.
Bọt khi đun trà rất có lợi cho sức khỏe
Loại bọt |
Công dụng |
Bọt sữa đậu nành |
Thành phần chính có trong lớp bọt khi bạn nấu sữa đậu nành chính là Saponin. Một chất có nhiều tác dụng cho sức khỏe như điều hòa chuyển hóa lipit, chống khối u, chống oxy hóa,… Chính vì vậy, lớp bọt sữa đậu nành rất tốt bạn đừng vội mà hớt bỏ đi nhé. |
Bọt khi đun trà |
Chất chính có trong trà là Saponin với khả năng tạo bọt rất mạnh. Theo nghiên cứu, thành phần này có tác dụng kháng khuẩn và ức chế sự hấp thụ chất béo rất hiệu quả. Tuy nhiên Saponin trong bọt trà không cao, do vậy bạn cũng không nên bỏ phần này. |
Bọt cà phê |
Bọt được tạo ra khi ép rau củ hay cà phê cũng đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Do bọt trong các thực phẩm này không cao nên bạn cũng đừng vội bỏ đi nhé! |
Chính vì thế, bọt trong các loại sữa đậu nành hay trà, cà phê đều không có nhiều. Tuy nhiên nó lại chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do vậy khi nấu ăn bạn cần giữ những chất này đừng dại mà bỏ đi nhé.
Liệt kê 3 loại bọt nên bỏ trong khi nấu ăn
Bên cạnh những loại bọt nên giữ lại khi nấu ăn thì dưới đây là 3 loại bọt nên hớt bỏ đi khi chế biến thức ăn. Do chúng có chứa nhiều tạp chất khi chịu tác động bởi nhiệt. Từ đó, dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người sử dụng cũng như làm giảm độ hấp dẫn và ngon có trong món ăn.
Bọt khí trong khi luộc tôm bạn nên hớt ra
● Bọt ninh xương, luộc thịt: Do phần bọt khí này được hình thành từ phần máu thừa và protein trong thịt bị phân giải khi ở nhiệt độ cao. Lớp bọt này sẽ có mùi tanh, hôi khó chịu làm đục nước dùng nên bạn không nên giữ.
● Bọt khi luộc tôm: Khi luộc tôm, xuất hiện lớp bọt đó chính là máu nội tạng cùng một số tạp chất ở vỏ tôm và đầu tôm. Chính vì vậy, đây là những bọt khí bẩn nên hớt ra không nên dùng.
● Bọt khi nấu canh đậu: Bọt khí này do phần lớn protein trong đậu bị phân hủy. Khi gặp nhiệt độ cao nó có thể khiến canh bị đục và bị đắng.
Do vậy, để đảm bảo sức khỏe cũng như độ ngon trong món ăn. Bạn nên hớt bỏ số bọt khí xuất hiện trong những thực phẩm vừa nêu tên bạn nhé!
Kết luận
Tóm lại, những loại bọt khi nấu ăn giữ lại có thể rất tốt cho sức khỏe. Loại bọt nên giữ lại khi nấu ăn bao gồm bọt sữa đậu nành, bọt khi đun trà. Bên cạnh đó là bọt cà phê hay của nước ép rau củ, trái cây bạn cũng nên giữ lại. Ngoài ra, bạn cũng cần biết những loại bọt không nên giữ lại khi nấu ăn để đảm bảo độ ngon và sức khỏe.
Hy vọng rằng, chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về những loại bọt nên giữ lại khi nấu ăn. Theo dõi kênh thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!
Theo Phunutoday.vn
4.8/5 (27 votes)