Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày đưa ông Táo về trời tại Việt Nam

calendar 17/10/2024 user Đăng bởi: Hà Thu

Ngày đưa ông Táo về trời phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam. Tục lệ thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần linh và mong cầu một năm mới an khang.

Vậy nguồn gốc của Tết ông Công ông Táo ra sao? Ý nghĩa ngày lễ này là gì? Để giải đáp các thắc mắc đó, bạn đọc hãy theo dõi thông tin mà hệ thống chia sẻ bên dưới.

Nguồn gốc ngày đưa ông Táo về trời

Ngày đưa ông Táo về trời thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Đây là phong tục đã có từ rất lâu đời tại Việt Nam. Theo truyền thuyết ông Táo là vị thần cai quản bếp núc trong gia đình. Thần linh thường cư ngụ trong bếp và ghi chép mọi việc tốt xấu của gia đình trong suốt một năm.

 

Ngày đưa ông Táo về trời diễn ra vào 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm

Ngày đưa ông Táo về trời diễn ra vào 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm


Cứ vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc trong năm. Chính vì thế, vào ngày này các gia đình sẽ đều chuẩn bị mâm cúng tiễn ông Táo về trời với mong muốn vị thần sẽ nói tốt cho gia đình mình với Ngọc Hoàng.

Ý nghĩa ngày 23 tháng Chạp tại Việt Nam

Ngày đưa ông Công ông Táo về trời là một trong những phong tục truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam trước Tết Nguyên Đán. Lễ cúng mang lại rất nhiều ý nghĩa cả về mặt tâm linh lẫn văn hóa:

 

Ngày lễ nhằm cầu mong cho một năm mới bình an và thịnh vượng

Ngày lễ nhằm cầu mong cho một năm mới bình an và thịnh vượng


Ý nghĩa

Nội dung

✔️Tỏ lòng biết ơn

●        Lễ cúng thể hiện lòng biết ơn đối với Táo Quân, vị thần cai quản bếp núc.

●        Người đã âm thầm phù hộ cho gia đình trong suốt một năm.

●        Đồng thời gia chủ cũng bày tỏ lòng thành kính, cầu mong Táo Quân ghi chép những điều tốt đẹp để báo cáo với Ngọc Hoàng.

✔️Gột rửa bụi trần

●        Ngày này tượng trưng cho việc gột rửa bụi trần, thanh lọc tâm hồn.

●        Bên cạnh đó là rũ bỏ những điều không may trong năm cũ để đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng.

●        Việc dọn dẹp bàn thờ, bếp núc cũng thể hiện mong muốn xua đuổi tà ma mang lại may mắn và bình an đến với gia chủ.

✔️Cầu mong cho năm mới

●        Dịp lễ thể hiện mong muốn về một năm mới dồi dào sức khỏe, thịnh vượng và may mắn.

●        Gia chủ cầu mong Táo Quân sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng ban cho gia đình sức khỏe, hạnh phúc và tài lộc trong năm mới.

●        Ngoài ra lễ cúng còn được xem là một khởi đầu cho năm mới an khang.

 

Nhìn chung ngày 23 tháng Chạp còn là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp với nhau. Chia sẻ những câu chuyện vui, buồn trong năm qua để cùng hướng đến một năm mới tốt đẹp hơn.

Trong mâm cúng ông Công ông Táo về trời thường có gì?

Trong mâm cúng để đưa ông Công ông Táo về trời tại Việt Nam có thể khác nhau tùy thuộc vào từng miền. Nhưng dưới đây là 3 lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ bạn nên biết:

●        Cá Chép: Đây được xem là lễ vật không thể thiếu bởi nó được xem là phương tiện để ông Táo cưới lên chầu trời. Sau khi cúng xong loài vật này sẽ được người dân mang ra ao, suối để phóng sinh.

●        Mũ áo, hài: Đồ vật tượng trưng cho trang phục của các ông Táo. Mỗi vị thần thường có một mũ áo và hài riêng làm bằng giấy màu đỏ.

●        Gạo, muối: Tượng trưng cho sự sung túc và no đủ. Bạn nên chọn loại nếp cái hoa vàng hoặc gạo tẻ ngon để bày lên mâm cúng.

Lưu ý: Nên cúng ông Táo vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối ngày 23 tháng Chạp. Khi cúng, cần thành tâm cầu xin thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới may mắn và bình an.

Kết luận

Như vậy, ngày đưa ông Táo về trời là một trong những truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Tục lệ nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh và mong ước về một năm mới an khang thịnh vượng.

Mong rằng, chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày đưa ông Táo về trời. Theo dõi kênh thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Theo Thi.tuyensinh247 và Thuvienphapluat

4.8/5 (34 votes)

30 06/25

Lễ hội Gầu Tào: Vẻ đẹp truyền thống dân tộc H’mông

Lễ hội Gầu Tào được dân tộc Mông tổ chức mỗi năm nhằm cảm tạ thần linh, trời đất ban sức khỏe, ấm no, mùa vụ, chăn nuôi đạt năng suất.

28 06/25

Lễ hội Roóng Poọc: Văn hóa đặc sắc của đồng bào Giáy

Lễ hội Roóng Poọc là sự kiện truyền thống của người Giáy thu hút nhiều khách du lịch gần xa. Qua đó, phản ánh sự tôn kính với thần linh, ước nguyện về cuộc sống bình an, gia súc sinh sản tốt.

26 06/25

Lễ hội cầu an bản mường: Nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Bắc

Lễ hội cầu an bản mường là sự kiện truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và Mường. Tổ chức với mục đích tạ ơn thần linh che chở cho dân bản, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

24 06/25

Lễ hội khai hạ: Đậm đà sắc màu văn hóa dân tộc Mường

Lễ hội khai hạ đã có từ lâu đời của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính tới các vị thần linh, tưởng nhớ người có công lập đất mường, cầu bình an đến với mọi nhà.

22 06/25

Lễ hội cà phê: Đậm đà sắc màu văn hóa Buôn Ma Thuột

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là cơ hội để nâng cao giá trị hạt cafe việt, tôn vinh những người lao động với những cống hiến thầm lặng của họ.

20 06/25

Lễ hội bỏ mả: Tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Lễ hội bỏ mả được xem như sự kiện độc đáo nhất của Tây Nguyên. Thể hiện tình cảm, sự tiễn đưa của cả gia đình dành cho người quá cố.

18 06/25

Lễ hội đua bò Bảy Núi: Nét đặc trưng của người Khmer ở An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là hoạt động truyền thống của người Khmer ở An Giang. Với mục đích thể hiện khát vọng về vụ mùa bội thu, cuộc sống bình an, no đủ.

16 06/25

Lễ hội Tết Ngô: Phong tục độc đáo của dân tộc Cống ở Lai Châu

Lễ hội Tết Ngô là ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống ở Lai Châu. Được tổ chức với mục đích báo cáo với gia tiên thành quả đạt được trong năm.

14 06/25

Queen’s Birthday: Ngày lễ sinh nhật Nữ Hoàng lớn nhất nước Úc

Queen’s Birthday ngày cả nước Úc chúc mừng sinh nhật Nữ Hoàng. Trong dịp này có rất nhiều các hoạt động sôi nổi được tổ chức trên khắp các tuyến đường phố lớn nhỏ.

12 06/25

Khám phá lễ hội hoa Tulip tại xứ sở Hà Lan

Lễ hội hoa Tulip khiến bao nhiêu trái tim người yêu hoa loạn nhịp bởi màu sắc hấp dẫn. Đến thăm hoạt động bạn còn được trải nghiệm nhiều cách ngắm hoa độc đáo.

10 06/25

Lễ hội Ok Om Bok: Nét đặc sắc của đồng bào Khmer

Lễ hội Ok Om Bok là một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer. Được tổ chức mỗi năm nhằm tạ ơn thần Mặt Trăng đã bảo vệ giúp nhân dân có vụ mùa bội thu.

08 06/25

Lễ hội Lồng tồng: Văn hóa truyền thống đặc sắc ở Tuyên Quang

Lễ hội Lồng tồng là sự kiện truyền thống của dân tộc tày tỉnh Tuyên Quang. Được tổ chức nhằm thể hiện mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa vụ mới thắng lợi, cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

06 06/25

Lễ hội mừng cơm mới: Tín ngưỡng độc đáo của người Mường

Lễ hội mừng cơm mới của người Mường được tổ chức nhằm ăn mừng mùa vụ bội thu. Đây cũng là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

04 06/25

Lễ hội người cá: Trải nghiệm thú vị ở New York

Lễ hội người cá tổ chức tại đảo Coney, New York. Ngoài mục đích kêu gọi bảo vệ môi trường biển sự kiện này xem như dịp tôn vinh thần thoại cổ xưa.

02 06/25

Lễ hội hoa Tung: Cả xứ Trung rộn ràng đón năm mới

Lễ hội hoa Tung ngày cả xứ Trung chính thức bước vào mùa xuân ấm áp, chào đón năm mới bình an. Cùng đó những nét đẹp về giá trị văn hoá được người dân tôn vinh và tưởng nhớ.

31 05/25

Lễ hội Sister’s Rice: Rộn ràng ngày nam, nữ hò hẹn

Lễ hội Sister’s Rice là dịp để các nam thanh nữ tú gặp gỡ và tìm kiếm bạn đời. Hoạt động như một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Miêu nói riêng và xứ Trung nói chung.