Tiểu sử Hồ Xuân Hương: Nữ thi sĩ được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm
06/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hồ Xuân Hương là tác giả có danh xưng “Bà chúa thơ Nôm” của văn học Việt Nam. Thơ của bà luôn độc đáo, có chất riêng và tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Tuy sở hữu tài năng văn chương phong phú, nhưng cuộc đời nhà thơ lại gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Dẫu vậy, nữ thi sĩ không hề bi quan, thậm chí còn lấy nỗi đau đó làm động lực tạo ra các tác phẩm xuất sắc. Để hiểu hơn về bà, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chuyên trang.
Cuộc đời sóng gió của nhà thơ
Hồ Xuân Hương(1772 - 1822) có tên thật là Hồ Phi Mai với ý nghĩa hoa mai bay trên mặt hồ. Quê quán nhà thơ ở làng Quỳnh Đôi, huyệnQuỳnh Lưu, Nghệ An.
Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng thông minh, chăm chỉ từ nhỏ
Vào năm 13 tuổi, cha mất, bà theo mẹ về làng Thọ Xương, gần kinh thành Thăng Long sinh sống. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nữ thi sĩ chỉ được đi học một thời gian, sau đó phải làm việc để kiếm sống.
Thuở nhỏ, Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng thông minh, chăm chỉ và có tài văn thơ, đối đáp. Sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến xưa, bà đã nhiều lần chứng kiến và bị vùi dập bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Vì vậy, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến các sáng tác của nhà thơ.
Xuân Hương có nhan sắc xinh đẹp, tính tình nghệ sĩ, song tình duyên lại lận đận, gặp nhiều bất hạnh. Bà có 2 đời chồng, nhưng ngang trái thay đều phải chịu kiếp vợ lẽ.
Khả năng sử dụng chữ Nôm của bà được nhiều người thán phục
Người chồng đầu tiên giàu có, yêu thơ văn nhưng lại tiêu xài vô cùng hoang phí. Không chỉ vậy, bà vợ cả lại rất ghen tuông và luôn tìm cách hãm hại Hồ Xuân Hương. Vì vậy, nhà thơ quyết định bỏ đi khi đang có mang.
Bà sinh được một bé gái nhưng không may qua đời. Nữ thi sĩ lấy người chồng thứ 2, nhưng ông cũng mất chỉ sau thời gian ngắn sống chung. Từ đó, bà ở vậy, sống một mình cô độc đến cuối đời.
Con đường sáng tác của Hồ Xuân Hương
Lý do của danh xưng Bà chúa thơ Nôm là vì cách sử dụng chữ Nôm trong văn chương của Hồ Xuân Hương được rất nhiều người ngưỡng mộ và thán phục.
Tác phẩm Bánh trôi nước nổi tiếng
Trải qua 2 lần hôn nhân và thấm thía nỗi đau vợ lẽ, nên thi sĩ đã sáng tác rất nhiều bài thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đồng cảm sâu sắc với số phận người phụ nữ lúc bấy giờ.
Hầu hết tác phẩm của bà được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật(8 câu 7 chữ) và thất ngôn tứ tuyệt(4 câu 7 chữ). Một số bài tiêu biểu là Bánh trôi nước, Bà Lang khóc chồng, Cái quạt giấy,...
Hồ Xuân Hương là người phóng túng, tài hoa, có cá tính sắc sảo, mạnh mẽ, do đó, phong cách nghệ thuật của bà cũng rất đặc biệt, gợi cảm, vừa thanh vừa tục và đậm chất văn học dân gian.
Có thể nói bà là hiện tượng "Phụ nữ viết về phụ nữ" vô cùng độc đáo, có một không hai trong văn học Việt Nam. Với suy nghĩ mới mẻ cùng lối làm thơ phá cách, sáng tạo, những tác phẩm của thi sĩ đã đem lại nhiều ý nghĩa và có giá trị lâu bền đến tận ngày nay.
Trên đây là tiểu sử của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Quý bạn đọc đừng quên theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ nhiều bài viết bổ ích và thú vị sau này nha.
Theo: freetuts.net và sachhay24h.com.vn
4.9/5 (72 votes)