Tiểu sử Khương Hữu Dụng: Nhà thơ hiện đại của Việt Nam
24/01/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Khương Hữu Dụng là một trong những nhà thơ hiện đại tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Các tác phẩm của ông hầu hết đều nói đến đất nước và phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng.
Mời quý độc giả cùng hệ thống đón đọc nội dung tham khảo của bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tiểu sử của ông.
Tiểu sử, cuộc đời của tác giả Khương Hữu Dụng
Khương Hữu Dụng sinh năm 1907 tại Quảng Nam và mất năm 2005. Quê hương ông thuộc phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong những nhà thơ hiện đại của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Khương Hữu Dụng là một trong những nhà thơ hiện đại tại nước Việt Nam
Cuộc đời làm thơ của ông đã trải dài hơn 70 năm của thế kỷ 20. Ông đã dịch nhiều thơ chữ Hán và Pháp, đặc biệt là thơ Đường của văn học Trung Quốc dịch sang Tiếng việt.
Ông Khương Hữu Dụng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại phố cổ Hội AN, tỉnh Quảng Nam. Khi mới lên 3 tuổi thì mẹ ông đã mất. Khi còn nhỏ, ông Khương Hữu Dụng học sơ đẳng tiểu học ở Hội An. Khoảng thời gian từ 1922 – 1926, ông theo học tại trường Quốc học Huế.
Ngày 17/03/1926, ông có dịp gặp gỡ với Phan Bội Châu trong dịp nói chuyện với học sinh Trường Quốc học Huế và chịu ảnh hưởng của nhà chí sĩ cách mạng. Từ năm 1927, ông được đi dạy tại Bình Định.
Theo đó, ông vừa dạy học vừa làm thơ đăng trên các báo khắp miền Trung – Nam – Bắc, đặc biệt là báo tiếng Dân, phụ nữ thời Đàm và phụ nữ tân văn. Trong thời kỳ, ông làm thơ đăng nhiều trên các báo Thế giới mới và thơ yêu nước.
Tóm tắt sự nghiệp của nhà thơ
Thời kỳ Cách mạng tháng 8 vào năm 1945, ông ở trong Ban Thường vụ Việt Minh tỉnh Lâm Viên đồng thời tham gia Tổng khởi nghĩa tại Đà Lạt.
Các tác phẩm thơ của ông đều phê bình và tiểu luận liên quan đến cuộc đời và thơ của mình
Vào năm 1946, nhà thơ có viết: "Kinh nhật tụng của người chiến sĩ" với sự trợ tác của Nguyễn Đình và Nguyễn Đình Thư. Bài diễn ca này nói về phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bài ca không ký tên tác giả mà được lưu truyền rộng rãi trong các cuộc kháng chiến, nhà tù thực dân.
Năm 1947-1948, ông lại viết trường ca "Từ đêm Mười chín", đây là những trường ca xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp" và khắc họa cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Quảng Nam – Đà Nẵng.
Trong đó, câu thơ "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" đã nổi tiếng là câu thơ hay được nhiều nhà thơ khác ca ngợi.
Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tập thơ như "Những tiếng thân yêu", "Bi bô", "Quả nhỏ". Bên cạnh đó, ông cũng dịch hàng ngàn bài thơ Đường của các nhà thơ Trung Quốc. Nhà thơ cũng đã từng dịch từ tiếng Pháp thơ của Dante và Victor Hugo.
Theo đó, ông đã tu chỉnh trong suốt ba mươi năm và chỉ công bố vào năm ông 85 tuổi. Có thể nói, đây là một bổ khuyết rất có giá trị cho bản dịch của Phan Huy Vịnh. Các tác phẩm thơ của ông đều phê bình và tiểu luận liên quan đến cuộc đời và thơ của mình.
Đến ngày 17/05/2005, nhà thơ mất tại Hà Nội, hưởng thọ 98 tuổi. Tên ông được đặt cho một con đường tại Đà Nẵng và Quảng Nam.
Kết luận
Hy vọng nội dung chia sẻ về tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Khương Hữu Dụng trong bài viết trên sẽ hữu ích với quý độc giả. Đừng quên theo dõi hệ thống để cập nhật thêm nhiều tin tức hay, mới nhất bạn nhé!
Theo tieng.wiki và vi.wikipedia.org
4.9/5 (35 votes)