Tiểu sử Phan Khôi: Một học giả tên tuổi nổi tiếng tại Việt Nam
07/03/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Phan Khôi là một trong những học giả tên tuổi nổi tiếng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng là nhà văn, nhà thơ của nước nhà.
Bên cạnh đó, ông còn là thành viên của nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Mời quý độc giả cùng hệ thống đón đọc nội dung bên dưới đây để hiểu rõ hơn.
Tiểu sử sự nghiệp của ông Phan Khôi
Phan Khôi sinh ngày 06/10/1887 tại Quảng Nam. Quê hương ông thuộc làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có cha làm Phó bảng Phan Trân và bà Hoàng Thị Lệ.
Phan Khôi là một trong những học giả tên tuổi nổi tiếng tại Việt Nam
Theo dư luận được biết, ông có quan hệ họ hàng với nhà cách mạng Phan Thanh và Phan Bôi tức Huỳnh Hữu Nam. Vốn học giỏi Nho văn nên nhà văn đã đỗ tú tài vào năm 19 tuổi. Sau đó ông gặp cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của hai người.
Trong sự nghiệp, ông Phan Khôi từng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể như trong bảng mẫu bên dưới đây:
Giai đoạn |
Nội dung |
✅ Năm 1907 |
Ông ra Hà Nội tham gia PT Đông Kinh Nghĩa Thục. Sau đó ông làm việc cho tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo. Ít lâu sau ông về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với Huỳnh Thúc Kháng. Trong cuộc biểu tình đòi giảm thuế(tức vụ Trung Kỳ dân biến) ông bị bắt và giam tại nhà tù Quảng Nam. Khi ra khỏi tù, ông quay về Hà Nội viết cho báo Nam Phong. Vì bất bình với Phạm Quỳnh, ông bỏ Hà Nội vào Sài Gòn để viết cho báo Lục Tỉnh Tân Văn. |
✅ Năm 1920 |
Nhà văn quay lại trở ra Hà Nội viết cho báo Thực Nghiệp Dân Báo & báo Hữu Thanh. |
✅ Năm 1928 |
Thực Nghiệp Dân Báo - Hữu Thanh bị đóng cửa, ông lại trở vào nam viết cho báo. |
✅ Năm 1931 |
Phan Khôi quay trở ra Hà Nội viết cho Phụ nữ thời đàm. |
✅ Năm 1936 |
Nhà văn vào Huế viết cho tờ Tràng An rồi xin được phép xuất bản báo Sông Hương. |
✅ Năm 1939 |
Khi sông Hương đóng cửa, Phan Khôi lại trở vào Sài Gòn dạy học chữ Nho rồi viết tiểu thuyết. |
✅ Sau năm 1945 |
Ông được Chủ tịch HCM mời từ Quảng Nam ra Hà Nội tham gia kháng chiến. Lúc này ông làm Chi bộ Quảng Ngãi của Việt Nam Quốc dân đảng. Suốt 9 năm, ông đều ở Bắc nhưng vì bệnh nên đã vào bệnh viện sống một thời gian. |
✅ Cuối năm 1954 |
Nhà văn Phan Khôi quay trở về Hà Nội cùng với văn nghệ sĩ khác. |
✅ Năm 1956 – 1957 |
Ông là một người thành lập tờ Nhân Văn vì đã có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ. Lúc bấy giờ, nhà văn buộc ngừng sáng tác. |
Các giải thưởng cao quý của học giả
Năm 2007, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh, đã có một tọa đàm về ông đã được Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay tổ chức. Loạt sách Phan Khôi đăng báo đều do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm, cũng được xuất bản những tập đầu.
Năm 2007, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh, đã có một tọa đàm về ông đã được Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức
Năm 2013, cuốn sách "Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi từ Sông Hương tới Nhân Văn" đoạt giải thưởng ở mục Phê bình Lý luận văn học của Hội NV Hà Nội. Có thể nói, đây là tác phẩm mô tả chi tiết nhưng rất chân thực về sự nghiệp làm báo.
Tháng 10/2014, tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Phan Khôi cùng những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa”. Tại đây, đã có hơn 40 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả nước đã có tham luận giới thiệu về Phan Khôi.
Đến tháng 3/2015, tỉnh Quảng Nam chính thức đặt tên đường Phan Khôi ở TP. Tam Kỳ. Đó là con đường có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật cùng hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, cây xanh.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử học giả tên tuổi Phan Khôi. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều kiến thức hay và hữu ích.
Theo vi.wikipedia.org và nghiencuulichsu.com
4.9/5 (36 votes)