Tiểu sử Đặng Trần Đức: Thiếu tướng tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam
08/02/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Đặng Trần Đức được biết đến là thiếu tướng tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam và phụ trách lực lượng tình báo phía Nam & Campuchia.
Vậy tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí như thế nào? Mời quý độc giả cùng hệ thống đón đọc nội dung tham khảo của bài viết bên dưới đây.
Tiểu sử cuộc đời của Đặng Trần Đức
Đặng Trần Đức sinh năm 1922 tại Hà Nội và mất năm 2004. Quê hương ông thuộc xã Thanh Trì, Hà Nội(bí danh Ba Quốc – 3Q, Nguyễn Văn Tá). Đồng chí được biết đến là Thiếu tướng tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đặng Trần Đức được biết đến là thiếu tướng tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam
Ông nguyên là ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12 của Tổng cục II kiêm Bộ Quốc phòng Việt Nam và phụ trách lực lượng tình báo phía Nam và Campuchia. Trước khi mất, đồng chí là Cố vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo & tham gia Ban chỉ đạo Điệp báo Tổng cục.
Vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 26/3, thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức đã qua đời tại TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, ông là một trong hai nhà tình báo lớn của Việt Nam vừa được phong quân hàm cấp tướng cùng danh hiệu Anh hùng.
Đồng chí Đặng Trần Đức được an táng tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh bên cạnh những điệp viên xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam như: Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ.
Tóm tắt sự nghiệp của thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức
Trong sự nghiệp tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí Đặng Trần Đức đã đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau, cụ thể:
Ông là người duy nhất đi từ tình báo viên trong chiến tranh Việt Nam và trở thành cán bộ tình báo
Giai đoạn |
Nội dung |
✅ Tháng 03/1945 |
Ông bắt đầu tham gia Việt Minh tại khu Hàng Trống, Hà Nội và được tuyển vào Công an xung phong. |
✅ Tháng 05/1945 |
Đồng chí là Chủ tịch UBND cách mạng xã Thanh Trì. Sau khi củng cố chính quyền xã vào ngày 19/08 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Thời gian sau đó, đồng chí được điều về Hà Nội làm công an đồng thời tham gia phá một số vụ án lớn. |
✅ Năm 1954 |
Khi hiệp định Genève được ký kết, ông đã được lệnh theo quân Pháp vào Nam để tiếp tục hoạt động. |
✅ Năm 1956 |
Khi địch bắt đầu đánh phá ác liệt các "cơ sở nằm vùng của Việt cộng", người chỉ huy trực tiếp của ông là ông Ba Hội cũng bị bắt. Trong bối cảnh đó, Trần Kim Tuyến bất ngờ giao cho đồng chí thực hiện kế hoạch đặc biệt. |
✅ Tháng 05/1959 |
Sau khi biết được Chính quyền Sài Gòn lên kế hoạch ám sát Hoàng thân Sihanouk, đồng chí đã bố trí cho bom nổ lệch giờ, kịp thời cứu mạng Hoàng thân Sihanouk. Về sau, ông đã cho phép Bộ đội Giải phóng được sử dụng lãnh thổ Campuchia để vận chuyển vũ khí, lập căn cứ, đạn dược chi viện, lương thực cho chiến trường miền Nam. |
✅ Năm 1969 |
Trong thời kỳ chiến tranh, Đặng Trần Đức đã tìm cách tiếp cận với một điệp viên khác của VNDCCH mang tên Phạm Xuân Ẩn đang hoạt động dưới vỏ bọc nhà báo, để khai thác tin tức. |
✅ Năm 1974 |
Bởi vì giao liên vị bắt nên ông được lệnh rút ra mật cứ, rồi từ đó theo đường mòn Hồ Chí Minh ra bắc. Về Hà Nội, đồng chí báo cáo tình hình chính trị miền nam cho Bộ Chính trị và được phiên quân hàm Trung đoàn bậc phó tương đương Thiếu tá. |
✅ Tháng 11/1978 |
Ông được vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng khi đang mang quân hàm trung tá. Sau khi Quân đội Việt Nam tiến quân vào Campuchia, đồng chí là cụm trưởng tình báo địa bàn Koh Kong đồng thời phụ trách tình báo quân sự khu vực phía nam Campuchia. |
✅ Năm 1981 |
Ông được giao nhiệm vụ làm Đoàn phó Đoàn 817 - phụ trách công tác phản tình báo. Trong thời kỳ 10 năm ở Campuchia, đồng chí là người tổ chức và chỉ huy Tình báo Việt Nam, phá vỡ các màng lưới tình báo Khmer. |
✅ Năm 1988 |
Trước tình hình biến động tại Đông Âu, ông cho rằng CIA sẽ can thiệp để hình thành cái gọi là XHDC ở Liên Xô nhằm làm sụp đổ chế độ CS từ bên trong. |
✅ Năm 1990 |
Ông được thăng quân hàm lên làm Thiếu tướng khi đang là đoàn trưởng đoàn 817 và sau đó là Cục trưởng Cục 12. |
✅ Tháng 09/1997 |
Đồng chí Đặng Trần Đức thành lập một đơn vị mới đứng chân tại Campuchia để giúp chính quyền thân Việt Nam. Với những thành tích đó, ông Đặng Trần Đức được Cố vấn Ban chấp hành TW đề nghị giữ chức Tổng cục trưởng. Tuy nhiên, vì tuổi cao nên ông đã từ chối. |
Có thể nói, ông là người duy nhất đi từ tình báo viên trong chiến tranh Việt Nam và trở thành cán bộ tình báo rồi lãnh đạo tình báo quốc phòng sau chiến tranh.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Trần Đức. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về thiếu tướng tình báo.
Theo vi.wikipedia.org và nhandan.vn
4.8/5 (36 votes)