Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ( OCD ): Bệnh lý thần kinh không nên xem nhẹ
15/11/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế(OCD) là hội chứng tâm lý xảy ra khi chúng ta có suy nghĩ, hành vi lặp đi lặp lại trong vô thức. Các triệu chứng OCD thường xuất hiện và biến mất tùy từng thời điểm.
Ám ảnh này thường mang tính cực đoan quá mức so với thực tế. Về lâu dài, OCD ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bản thân bệnh nhân và gia đình họ. Hiểu rõ thông tin về rối loạn này, người mắc có cơ hội tìm kiếm sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ. Tuy nhiên, ta thấy nhiều yếu tố khác nhau làm tăng khả năng phát triển bệnh này như:
Có nhiều yếu tố gây bệnh OCD
● Di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh bạn dễ dàng mắc OCD hơn.
● Não bộ có điểm bất thường: Bệnh nhân OCD thường có sự khác biệt về cấu trúc vỏ não. Serotonin trong não bộ thiếu hụt. Tâm lý cũng vì thế mà có những rối loạn ám ảnh.
● Trẻ em bị nhiễm liên cầu nhóm A, tán huyết beta dễ mắc bệnh hơn trẻ khác.
● Sang chấn tâm lý: Thực tế cho thấy sau khi trải qua những sự kiện kinh hoàng như cưỡng bức, từng bị bỏ bê, bắt nạt,... sẽ dễ hình thành ám ảnh liên quan đến tổn thương tâm lý phải chịu.
● Phụ nữ mang thai hay vừa sinh con có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Đây là một rối loạn của bộ não có nguyên nhân từ sự bất thường trong xử lý thông tin. Do vậy, hội chứng này không phải biểu hiện của nhân cách yếu đuối không ổn định.
Dấu hiệu nhận biết OCD
Các dấu hiệu nhận biết OCD đều có điểm chung là sự xuất hiện các ý nghĩ, hành vi vô nghĩa lặp đi lặp lại một cách vô lý với tần suất cao. Mặc dù vậy, nếu những phản ứng này không được thỏa mãn, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất lo lắng, ám ảnh đến mức bắt buộc họ phải thực hiện điều đó.
Ám ảnh về con số, sắp xếp trật tự là biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Theo chuyên gia tâm lý, OCD có 2 đặc trưng, với những biểu hiện cụ thể sau:
Dấu hiệu |
Chi tiết |
Ý nghĩ ám ảnh |
Những ý nghĩ, hình ảnh xuất hiện với tần suất lớn, liên tục khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi, mệt mỏi. Những ý nghĩ ám ảnh thường thấy là: ● Sợ làm tổn thương mọi người xung quanh hay chính bản thân mình. ● Luôn nghĩ rằng mọi thứ phải được sắp xếp theo hàng, trật tự nhất định. ● Sợ làm sai. ● Phóng đại vấn đề bạo lực. ● Mặc cảm về ngoại hình. ● Sợ bụi bẩn, vi trùng hoặc lây bệnh từ người khác. ● Quá tập trung vào các tư tưởng tôn giáo, đạo đức. |
Hành vi cưỡng chế |
Nỗi lo sợ xuất hiện liên tục làm cho người mắc OCD buộc có những hành động lặp đi lặp lại để giảm bớt nỗi sợ. Một số hành vi cưỡng chế thường có OCD là: ● Thói quen rửa hay làm sạch một số bộ phận của cơ thể hay đồ vật. ● Ám ảnh về con số. ● Gõ, đếm, lặp lại một số từ nhất định, làm những việc vô nghĩa để giảm lo lắng. ● Thường xuyên kiểm tra, các thiết bị khóa, công tắc. |
Khi nào cần điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Trên thực tế, khi mắc OCD chúng ta đều nhận thấy những hành vi của bản thân là có vấn đề. Nhưng họ vẫn thực hiện trong vô thức vì không kiểm soát được hành động của mình. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế điều trị nếu gặp 1 trong các trường hợp sau:
● Có triệu chứng bất thường như: đau ngực, đánh trống ngực không xác định được nguyên nhân. Hay khi có ý định làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân hoặc mọi người xung quanh.
● Hội chứng rối loạn cưỡng chế ảnh hưởng quá nhiều đến công việc và cuộc sống.
● Bạn xuất hiện biểu hiện của chứng hoang tưởng.
● Các triệu chứng OCD làm bạn cảm thấy thất vọng, khó chịu.
Nhìn chung, rối loạn này thường bị ám ảnh bởi suy nghĩ, hành động lặp lại trong vô thức. Lâu dần người bệnh dễ trầm uất và có ý nghĩ không tỉnh táo.
Cách chuẩn đoán bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Những dấu hiệu đặc trưng nhận biết OCD chỉ mang tính chất tương đối. Người bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm tra để biết chính xác bản thân mình có mắc hay không.
Bệnh nhân mắc OCD nên được thăm khám tại các cơ sở y tế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất dễ nhận ra nếu gia đình và bạn bè quan tâm đến người bệnh hơn. Theo y học, quá trình chẩn đoán OCD thường trải qua các công đoạn sau:
● Khám lâm sàng: Để có kết quả chẩn đoán chính xác, người bệnh nên nói tất cả những vấn đề mình gặp phải với bác sĩ chuyên khoa.
● Đánh giá triệu chứng bệnh: Các chuyên gia thông qua việc phân tích, đánh giá mức độ ám ảnh và hành vi cưỡng chế nhận biết tình hình bệnh.
● Loại trừ nguyên nhân khác: OCD dễ gây nhầm lẫn với rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần do đó việc loại trừ các nguyên nhân khác giúp kết quả chính xác hơn.
● Ngoài ra, qua các xét nghiệm và đánh giá tâm lý chuyên sâu bác sĩ dễ dàng xác định mức độ bệnh.
Nói chung, hội chứng OCD khiến người mắc lặp đi lặp lại những hành động không kiểm soát được. Tuy không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng OCD gây không ít khó khăn cho cuộc sống của bệnh nhân và mọi người xung quanh.
Với những nguyên nhân, dấu hiệu đặc trưng, cách chuẩn đoán vừa nêu trên bài, mong bạn có thêm thiết thức về rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Theo dõi web thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!
Theo vinmec.com
4.9/5 (15 votes)