PGS.TS Phạm Tiến Anh chỉ ra tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI
19/02/2021 Đăng bởi: Hà Thu
PGS.TS Phạm Tiến Anh đã chỉ ra được tăng trưởng GDP năm 2020 chủ yếu là nhờ vào đầu tư công và FDI. Những khu vực hầu như không sử dụng tín hiệu, tuy nhiên tín dụng lại tăng đến 12,13%. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Phạm Tiến Anh nhìn nhận về con số 2,95% trong năm 2020?
Phạm Tiến Anh cho biết: Đó là một con số tích cực, xét trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và sản xuất đang gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng đông lực tăng trưởng tới đâu lại là một câu chuyện khác.
Phạm Tiến Anh nhìn nhận về con số 2,95% năm 2020
Thông thường tăng trưởng đến từ 3 cột là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Trong đó, tiêu dùng năm 2020 có sự giảm sút mạnh, do thu nhập của người dân giảm sút. Tâm lý tiết kiệm dự phòng cao, sự biến mất của các du khách quốc tế từ quý II/2020.
Đối với đầu tư, chúng ta thấy rõ bệ đỡ cho tăng trưởng là đầu tư công. Còn với đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng rất thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài lại giảm sút.
Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2020 có thăng dư lớn 19,1 tỷ USD. Thế nhưng thành tích này chủ yếu được tạo ra bởi khu vực đầu tư nước ngoài.
Do đó, khi nhìn nhận sâu về con số 2,91%, chúng ta thấy động lực tăng trưởng tới từ đầu tư công và xuất khẩu FDI. Hai động lực này có những giới hạn nhất định. Vì đầu tư công phụ thuộc vào ngân sách, FDI phụ thuộc vào tình hình thế giới. Cũng như lợi ích tạo ra từ khu vực này phần lớn thuộc về nước ngoài.
Ông ngại trước mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2021?
Đây là một mục tiêu cực kỳ thách thức, kinh tế thế giới có thể phục hồi 4 – 5%. Bởi người ta tăng trưởng trên nền thấp, Việt Nam lại tăng trưởng trên nền cao. Chẳng hạn trong điều kiện bình thường cũ không có dịch, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,5-7%. Vậy khi có dịch sẽ như thế nào?
Khi đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, tôi cho rằng Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự hồi phục của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sự phục hồi này rất là bất định.
Phạm Tiến Anh ngại trước mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2021
Năm 2020 Phạm Tiến Anh chỉ ra được bản chất tiêu dùng, đầu tư
Chúng ta đã quá hồ hởi với thành tích xuất siêu kỷ lục 19, tỷ USD, tuy nhiên đây chỉ là xuất siêu hàng hóa. Cán cân thương mại bao gồm hai hai bộ phận là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa xuất siêu nhưng dịch vụ lại nhập siêu.
Năm 2020, Việt Nam nhập siêu dịch vụ tới 12 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Nhưng về thực tế Việt Nam chỉ xuất siêu 7,1 tỷ USD thôi.
Với con số xuất siêu hàng hóa 19,1 tỷ USD, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy kỷ lục này đến từ FDI. Khu vực này không chỉ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong ngạch xuất khẩu.
Cho thấy một tín hiệu không vui rằng các doanh nghiệp FDI đang thích ứng tốt hơn với hiện tại. Cũng như tận dụng được những ưu thế FTAs tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
Khuyến nghị của ông về chính sách sách tiền tệ, tài khóa 2021 là gì?
Quan điểm của tôi không thay đổi tài khoản cần tập chung vào những thứ cần thiết. Các gói hỗ trợ miễn giảm thuế hay giảm phí đều là các biện pháp lãng phí ai hưởng lợi vẫn hướng, ai chết vẫn chết.
Nguồn lực tài khóa của Việt Nam hạn hẹp, nên cần giữ trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu là chi trả an sinh cho người lao động mất việc. Tiếp đó là đầu tư công, nhưng không phải là trọng điểm, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm có kế hoạch.
Bởi đấy là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai, không có tình trạng chậm tiến độ, đội vốn. Kiên quyết nói không với các dự án không cần thiết.
Chính sách tiền tệ tôi khuyến nghị thận trọng. Cuối 2020, hiện tượng bong bóng giá tài sản xuất hiện. Chính phủ càng hạ lãi suất thì càng kích thích tiền chảy sang kênh tài sản. Tăng trưởng tín dụng cũng nên thận trọng, tăng 12 – 13% mà tiền không vào sản xuất kinh doanh thì tăng làm gì.
Việc nới lỏng tiền tệ chỉ làm giàu các chủ ngân hàng, công ty tài chính. Thời điểm dịch bệnh, doanh nghiệp sản xuất khó khăn, ngân hàng báo lãi lớn, đây al hiện tượng kinh tế phản cảm. Năm tới Việt Nam đối diện với rủi ro tài khóa, khi hụt ngân sách cao và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp.
Chính sách tiền tệ tạo ra bong bóng tài sản nữa thì vôc ùng rủi ro, Khi dịch bệnh qua đi, kinh tế phục hồi sức ép lạm phát tăng lên. Dẫn đến hiệu quả cộng đồng doanh nghiệp sản xuất nai lưng ra chịu trận.
Theo Vietnamfinance.vn
4.9/5 (104 votes)